Mo-hinh-cai-coc-va-tay-cam (4)

Mô hình “Chiếc cốc và tay cầm” – Ly cà phê muốn nói…

Nhắc lại kiến thức bài cũ:

Ở những bài viết trước bạn đã được học về 3 tín hiệu NẾN mua-bán cổ phiếu, gồm:

Và bài học hôm nay chúng ta sẽ đến với một tín hiệu NẾN cuối cùng (4), đó là: Mô hình “Cái cốc và tay cầm” hay trong tiếng anh được gọi là “Cup and handle”.

Đây là một mô hình giá mạnh mẽ, dùng để bắt tín hiệu của những con sóng chuẩn bị tăng trên đồ thị giá.

Vậy, Mô hình “Cốc và tay cầm” là gì? Áp dụng thế nào trong phân tích kỹ thuật chứng khoán? Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

[mailmunch-form id=”1056843″]

Nội dung chính:
  • Câu hỏi mở đầu
  • Mô hình “cốc và tay cầm” là gì?
  • Giải thích quy luật tâm lý tạo nên mô hình “chiếc cốc và tay cầm”
  • Kết luận
  • Bài viết tiếp theo
  • Câu hỏi mở đầu

    Câu hỏi: Theo bạn, giá cổ phiếu tiếp theo sẽ biến động thế nào?

    Mo-hinh-cai-coc-va-tay-cam (5)
    Giá cổ phiếu tiếp theo sẽ TĂNG hay GIẢM?

    A. TĂNG

    B. GIẢM

    Trả lời: A là phương án đúng!

    *Bạn hãy xem kết quả và giải thích bên dưới…

    Mô hình “cốc và tay cầm” là gì?

    Mình sẽ mổ xẻ từng thành phần của mô hình này để giải thích cho bạn dễ hiểu như sau:

    “Cốc” và “tay cầm” được hình thành như thế nào?

    Mo-hinh-cai-coc-va-tay-cam (1)
    Cốc và tay cầm hình thành thế nào?

    ♦ Ban đầu giá cổ phiếu đi lên sau đó lõm xuống tạo thành vùng trũng hình chữ U;

    ♦ Sau đó, giá nhô ra tạo thành “tay cầm” ở phía bên phải báo hiệu chu kỳ tăng giá ở giai đoạn tiếp theo.

    Và dưới đây là kết quả:

    Mo-hinh-cai-coc-va-tay-cam (2)
    Giá tăng mạnh mẽ sau khi thoát khỏi phần “tay cầm”

    ⇒ Tóm lại: Bạn nên MUA cổ phiếu ở giai đoạn “chiếc quai cốc” (tay cầm) khi giá vừa vượt lên trên đường kháng cự đi qua “miệng cốc

    Mẹo hay: Để không bỏ lỡ cơ hội ăn con “sóng thần” này, thì một khi phát hiện ra mô hình, bạn hãy đặt sẵn lệnh điều kiện MUA tại giá trên phần “miệng cốc” một chút.

    Tại sao lại gọi là mô hình “cốc và tay cầm”?

    Vì đơn giản mô hình giá này giống một chiếc cốc có tay cầm Và quan trọng hơn cả là nó báo hiệu một xu hướng tăng giá mới.

    Giải thích thêm:

    – Mô hình “cốc và tay cầm” thường xuất hiện trong xu hướng tăng;

    – Phần “cốc” và “tay cầmthực chất là trạng thái điều chỉnh của giá;

    – Sau khi điều chỉnh xong giá tiếp tục tăng mạnh.

    Giải thích quy luật tâm lý tạo nên mô hình “chiếc cốc và tay cầm”

    Quy luật tâm lý nhà đầu tư tạo nên mô hình giá “cốc và tay cầm” được giải thích như sau:

    Mo-hinh-cai-coc-va-tay-cam (3)
    Ví dụ thực tế cổ phiếu AGG (BĐS An Gia)

    Sau một đợt tăng nóng (hoặc tích lũy đi ngang). Giá cổ phiếu bắt đầu “chững lại” và điều chỉnh giảm tạm thời:

    Vùng trũng hình chữ U: chính là giai đoạn giá điều chỉnh tạm thời, do bị bên bán chốt lời (sau một đợt giá tăng nóng). Sau khi bên bán yếu dần, bên mua bắt đầu chiếm ưu thế, nhảy vào mua đẩy giá lên đỉnh cũ (vùng kháng cự ở “miệng cốc”) để tạo thành “chiếc cốc

    ♦ Tiếp theo, tại vùng đỉnh cũ, giá đi ngang (hoặc điều chỉnh nhẹ) để tạo thành “quai cốc”, cho thấy: Lực mua vẫn còn được duy trì ở vùng đỉnh cũ (vì giá không giảm sâu thêm nữa, mà trực chờ cơ hội vượt đỉnh)

    Mo-hinh-cai-coc-va-tay-cam (5a)
    Giá tăng mạnh sau khi hoàn thành phần “tai cốc”

    ♦ Cuối cùng, lực bán vơi dần, và lực mua lại chiếm ưu thế thêm một lần nữa đẩy giá vượt đỉnh cũ (“đâm thủng” kháng cự tại miệng cốc) giá vượt thoát khỏi vùng giằng co (ở phần tai cốc) → tiếp tục tăng mạnh!

    Giải thích thêm: Giá bắt đầu vượt kháng cự (ở miệng cốc) là lúc mô hình được hoàn thành báo hiệu một xu hướng tăng tiếp tục Bạn nên MUA ngay khi giá vừa vượt kháng cự.

    Kết luận

    Mô hình “Cốc và tay cầm” là một mẫu hình giá tiêu biểu có xác suất thành công rất cao trong phân tích kỹ thuật. Thậm chí, còn cao hơn 3 mô hình giá trước mình đã giới thiệu, bởi mô hình này được hình thành trong thời gian tương đối dài, và khá hoàn thiện, phản ánh đầy đủ các quy luật tâm lý của nhà đầu tư trước một xu hướng tăng.

    Vì vậy, trong phân tích kỹ thuật, bạn đừng bao giờ bỏ lỡ một mô hình giá tuyệt vời này nhé!

    Chúc bạn giao dịch thành công!

    ♦ Bài viết tiếp theo: Lệnh tự động mua bán – Kỹ thuật “bắt cá bay lên bờ” đỉnh cao!

    23