cach-xac-dinh-nguong-ho-tro-va-khang-cu (12)

Cách xác định các ngưỡng HỖ TRỢ & KHÁNG CỰ trên biểu đồ chứng khoán

Xem lại bài viết trước: Đường xu hướng là gì? Cách vẽ đường xu hướng trên biểu đồ chứng khoán

Các ngưỡng hỗ trợkháng cự thực ra là các vùng giá tâm lý, nơi mà sẽ xuất hiện lực cầu mạnh (ngưỡng hỗ trợ), hoặc lực cung-lực bán mạnh (ngưỡng kháng cự), bất cứ khi nào giá chạm đến.

Dựa vào đó, nhà đầu tư có thể xác định được các vùng giá tốt để đặt lệnh mua hoặc bán cổ phiếu.

Vậy, cụ thể thì hỗ trợ và kháng cự là gì? Cách áp dụng ra sao trong đầu tư chứng khoán? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thật chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Ví dụ minh họa về quả bóng nẩy

Để dễ hình dung hơn, bạn hãy ném thật mạnh quả bóng tennis xuống sàn nhà và quan sát:
  • Khi chạm sàn nhà Quả bóng sẽ bật nẩy mạnh lên 
  • Nếu chạm phải trần nhà Quả bóng sẽ lập tức bị bật nẩy xuống.
cach-xac-dinh-nguong-ho-tro-va-khang-cu (1)
Chuyển động khi quả bóng tennis bị ném mạnh xuống sàn nhà

Giá của cổ phiếu (hay bất kỳ thị trường hàng hóa, tiền tệ…nào khác) cũng tương tự như vậy, có những vùng giá (trên biểu đồ kỹ thuật) mà khi giá cổ phiếu (hiện tại) chạm đến sẽ bị bật trở lại mà ta gọi đó là các ngưỡng (vùng) hỗ trợ kháng cự.

Vậy, ngưỡng hỗ trợ, kháng cự là gì?

1. Ngưỡng hỗ trợ là gì?

Ngưỡng hỗ trợ là một vùng giá đặc biệt, được hỗ trợ bởi lực cầu (lực mua) mạnh, mà bất cứ khi nào giá (hiện tại) của cổ phiếu giảm về (vùng này) sẽ có xu hướng bật tăng trở lại.

Ngưỡng hỗ trợ được xác định bằng cách vẽ 1 đường thẳng nằm ngang đi qua một (hoặc nhiều) đáy bất kỳ để tạo thành một vùng giá (vùng hỗ trợ) hoặc một đường giá (đường hỗ trợ).

cach-xac-dinh-nguong-ho-tro-va-khang-cu (3)
Ví dụ thực tế về ngưỡng hỗ trợ

Đường hỗ trợ càng đi qua nhiều đáy thì chứng tỏ đường hỗ trợ đó càng mạnh (lực cầu tại vùng đó mạnh), giá khó có thể xuyên qua để tiếp tục giảm.

2. Ngưỡng kháng cự là gì?

Ngưỡng kháng cự là một vùng giá đặc biệt, được hỗ trợ bởi lực cung (lực bán) mạnh, mà bất cứ khi nào giá (hiện tại) của cổ phiếu tăng lên đến (vùng này) sẽ có xu hướng bật giảm trở lại.

Ngưỡng kháng cự được xác định bằng cách vẽ 1 đường thẳng nằm ngang đi qua một (hoặc nhiều) đỉnh bất kỳ để tạo thành một vùng giá (vùng kháng cự) hoặc một đường giá (đường kháng cự).

cach-xac-dinh-nguong-ho-tro-va-khang-cu (4)
Ví dụ thực tế về ngưỡng kháng cự

Đường kháng cự càng đi qua nhiều đỉnh thì kháng cự đó càng mạnh (lực bán mạnh), giá khó có thể xuyên qua để tăng tiếp.

3. Đường Trendline cũng là các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự.

Ngoài các đường hỗ trợ, kháng cự nằm ngang, thì đường trendline cũng đóng vai trò như là ngưỡng hỗ trợ, kháng cự trong một xu hướng nhất định (tăng hoặc giảm)

cach-xac-dinh-nguong-ho-tro-va-khang-cu (5)
Trendline đóng vai trò là đường kháng cự trong xu hướng giảm
cach-xac-dinh-nguong-ho-tro-va-khang-cu (6)
Trendline đóng vai trò là đường hỗ trợ trong xu hướng tăng

Trên thực tế: Các đường trendline đóng vai trò là các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự được sử dụng phổ biến hơn trong phân tích kỹ thuật, vì độ bền vững cũng như tính linh hoạt hơn so với các đường hỗ trợ, kháng cự nằm ngang.

*Các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự có các tên gọi khác như:

  • Mức cản
  • Vùng cản
  • Vùng giá tâm lý
  • Vùng giá đặc biệt

4. Bài học rút ra:

Giá cổ phiếu có xu hướng quay lại các mức cản (hỗ trợ hoặc kháng cự) rồi bật trở lại

♦ Tâm lý nhà đầu tư:

  • Rất muốn bán tại ngưỡng kháng cự (vì sợ rằng, giá cổ phiếu sẽ không thể vượt qua nổi vùng kháng cự)
  • Rất muốn mua tại ngưỡng hỗ trợ (vì hi vọng rằng giá chạm hỗ trợ sẽ bật tăng trở lại)

Điều gì xảy ra nếu mức cản (hỗ trợ, kháng cự) bị phá vỡ?

cach-xac-dinh-nguong-ho-tro-va-khang-cu (7)
Ví dụ thực tế 1: Mức cản bị phá vỡ trong xu hướng tăng
cach-xac-dinh-nguong-ho-tro-va-khang-cu (8)
Ví dụ thực tế 2: Mức cản bị phá vỡ trong xu hướng giảm
cach-xac-dinh-nguong-ho-tro-va-khang-cu (9)
Ví dụ thực tế 3:Mức cản bị phá vỡ trong xu hướng đi ngang (sideway)

Trên đây là 3 ví dụ thực tế về mức cản bị phá vỡ trong 3 xu hướng: tăng, giảm và sideway.

Vậy điều gì xảy ra khi mức cản bị phá vỡ (xuyên thủng)?

Trả lời: Sau khi mức cản bị phá vỡ thì giá cổ phiếu sẽ hình thành một xu hướng mới.

Như ví dụ thực tế 2 và 3: Khi giá vượt lên phá vỡ đường kháng cự (gọi là Breakout) Thì đây là tín hiệu tốt, báo hiệu một chu kỳ tăng mới Và sau khi bị phá vỡ: Đường kháng cự sẽ biến thành đường hỗ trợ

Bạn nên đặt lệnh MUA khi giá quay trở lại test đường hỗ trợ mới này.

♦ Đối với ví dụ thực tế 1: Mức cản là đường hỗ trợ bị phá vỡ Đây là tín hiệu cảnh báo xu hướng tăng đã hết Giá bắt đầu hình thành xu hướng giảm hoặc đi sideway Bạn nên BÁN ngay cổ phiếu khi mức cản dưới bị xuyên thủng.

Áp dụng các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự trong đầu tư chứng khoán

Như đã phân tích ở trên:

– Giá sẽ có xu hướng bật ngược trở lại khi chạm phải mức cản: Nếu phát hiện tín hiệu giá bật lại khi chạm cản, bạn hãy hành động như sau:

cach-xac-dinh-nguong-ho-tro-va-khang-cu (10)
VD thực tế: Mua ngay cổ phiếu khi giá chạm hỗ trợ có tín hiệu bật tăng trở lại
  • Mua ngay cổ phiếu khi giá chạm hỗ trợ tín hiệu bật tăng trở lại;
  • Bán ngay cổ phiếu khi giá chạm kháng cự tín hiệu bật giảm trở lại.

– Nếu mức cản bị phá vỡ, giá sẽ hình thành một xu hướng mới, và đường hỗ trợ, kháng cự cũ sẽ trở thành kháng cự, hỗ trợ mới: Nếu phát hiện tín hiệu giá phá vỡ cản, bạn hãy hành động như sau:

cach-xac-dinh-nguong-ho-tro-va-khang-cu (11)
VD thực tế: Mua khi giá phá vỡ kháng cự

♠ Mua ngay khi giá cổ phiếu phá vỡ kháng cự (hoặc để an toàn hơn thì mua khi giá test lại ngưỡng hỗ trợ mới).

♠ Bán ngay khi giá cổ phiếu phá vỡ hỗ trợ.

Kết luận

Đó là tất cả những gì cần nói về hỗ trợ kháng cự, đây là một chỉ báo hết sức quan trọng trong phân tích kỹ thuật.

Điều này cũng giống như việc bạn muốn vượt qua một vũng đầm lầy, bạn cần phải phân biệt được: đâu là đầm lầy, và đâu những mô đất cứng để đặt chân Như vậy mới có thể an toàn vượt qua.

Bạn hãy áp dụng một cách nhuần nhuyễn trên biểu đồ chứng khoán thực tế, bắt đầu bằng việc xác định các đỉnh đáy, sau đó nối các đỉnh hoặc đáy liền nhau để tạo thành một đường hỗ trợ, hoặc kháng cự. Tiếp đó là lựa chọn thời điểm mua bán hợp lý dựa vào đường hỗ trợ và kháng cự đó.

Chúc bạn thành công!

♦ Bài viết tiếp theo: Điểm cắt vàng là gì? Áp dụng thế nào trong đầu tư chứng khoán?

Hữu ích

  1. Pingback: Cách sử dụng Đường MACD trong chứng khoán - Phố Wall Việt 18/08/2021
  2. Pingback: Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng chỉ báo RSI trong chứng khoán - Phố Wall Việt 19/08/2021
  3. Pingback: Có nhiều chỉ báo kỹ thuật như vậy! Nên tập trung xem chỉ báo nào? - Phố Wall Việt 22/08/2021