→ Bài viết trước: Khi nào nên BÁN CỔ PHIẾU để chốt lãi (Phần 2)
Nhắc lại kiến thức cũ một chút!
Trong phần trước mình đã hướng dẫn bạn xác định 4 dạng biểu đồ giúp mang lại “siêu lợi nhuận” gồm:
Còn ở phần này chúng ta cùng đến với một số mô hình nến, hay còn gọi là tín hiệu NẾN thành công để phát hiện những con sóng tăng trên biểu đồ nhé!
Tín hiệu NẾN đầu tiên mình muốn giới thiệu đến bạn chính là mô hình tam giác trong chứng khoán.
Vậy, Mô hình tam giác là gì? “Vỡ tam giác” thì sẽ có điều gì xảy ra? Áp dụng thế nào trong đầu tư chứng khoán? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!.
Tam giác được hình thành như thế nào?
Câu hỏi: Theo bạn, sau điểm giá phá vỡ cạnh trên của tam giác, giá sẽ tiếp tục TĂNG hay GIẢM?
Trả lời: Giá cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng mạnh!
Và dưới đây là kết quả:
“Vỡ tam giác” là gì?
♦ Giá của cổ phiếu tích tụ đi trong một biên độ hẹp dần → tạo thành hình một tam giác → điều này cho thấy: Nhà đầu tư đang do dự, giằng co.
♦ Đột nhiên, giá phá vỡ cạnh trên của tam giác → điều này cho thất: Nhà đầu tư đã thoát khỏi sự do dự, và phát tín hiệu Uptrend (tăng giá).
⇒ Tóm lại:
- Hãy MUA khi giá phá vỡ cạnh trên của tam giác (tín hiệu Uptrend)
- Và BÁN khi giá phá vỡ cạnh dưới của tam giác (tín hiệu Downtrend)
→ Xem thêm: Đường xu hướng là gì? Cách vẽ đường xu hướng trên biểu đồ chứng khoán
Cách vẽ tam giác như thế nào?
Ví dụ biểu đồ giá cổ phiếu PDR (Công ty BĐS Phát Đạt) dưới đây!
Để vẽ được tam giác, đầu tiên bạn cần xác định các ĐỈNH và ĐÁY gần nhất của biểu đồ giá hiện tại:
♦ Vẽ cạnh trên tam giác bằng cách nối các đỉnh với nhau → tạo thành đường kháng cự (chặn trên)
♦ Vẽ cạnh dưới tam giác bằng cách nối các đáy với nhau → tạo thành đường hỗ trợ (chặn dưới)
⇒ Giá cổ phiếu phá vỡ cạnh trên → giúp tam giác được khơi thông, giải phóng năng lượng → đưa cổ phiếu “cất cánh” mạnh mẽ.
Các kiểu tam giác trong mô hình giá
Về cơ bản, có 3 kiểu tam giác trong mô hình giá, gồm:
1. Tam giác cân: Cạnh trên và cạnh dưới đều là 2 đường kháng cự và hỗ trợ nằm chéo và giao nhau trên biểu đồ giá.
2. Tam giác tăng: Cạnh trên là đường kháng cự nằm ngang và cạnh dưới là đường hỗ trợ chéo hướng lên.
3. Tam giác giảm: Cạnh trên là đường kháng cự chéo hướng xuống và cạnh dưới là đường hỗ trợ nằm ngang
→ Xem thêm: [HD chi tiết] Cách sử dụng mây ichimoku trong chứng khoán
Kết luận
Dù là kiểu tam giác nào, nếu GIÁ:
♦ Phá vỡ cạnh trên của tam giác → Là tín hiệu tốt (giá chuẩn bị đi vào Uptrend) → Bạn nên MUA ngay tại cây nến phá vỡ cạnh trên.
♦ Phá vỡ cạnh dưới của tam giác → Là tín hiệu xấu (giá chuẩn bị đi vào Downtrend) → Bạn nên BÁN ngay tại cây nến phá vỡ cạnh dưới.
“Vỡ tam giác” là một mô hình mạnh mẽ → giúp bạn xác định thời điểm mua-bán chứng khoán hợp lý ngay trên biểu đồ giá, mang lại xác suất thành công cao trong phân tích kỹ thuật chứng khoán.
Chúc bạn giao dịch thành công và đầy lợi nhuận!
♦ Bài viết tiếp theo: Tín hiệu NẾN #2: Mô hình chữ W trong chứng khoán