mô hình nến chữ w, mô hình giá

Tín hiệu NẾN #2: Mô hình chữ W trong chứng khoán

Bài viết trước: Tín hiệu NẾN #1: “Vỡ tam giác” trong chứng khoán

Tương tự như mô hình tam giác, mô hình chữ W (2 đáy) trong chứng khoán là một tín hiệu NẾN để phát hiện con sóng tăng.

Đây là mô hình giá mạnh mẽ có xác xuất thành công rất cao trong phân tích kỹ thuật chứng khoán. Vậy, mô hình chữ W là gì? Cách áp dụng như thế nào trong mua-bán chứng khoán? Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Câu hỏi mở đầu

Câu hỏi: Theo bạn, Giá cổ phiếu PDR (Công ty BĐS Phát Đạt) tiếp theo sẽ biến động thế nào?

mo-hinh-chu-w-trong-chung-khoan (1)
Giá cổ phiếu PDR tiếp theo TĂNG hay GIẢM?

Câu trả lời: Giá cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng mạnh!

Bạn hãy xem giải thích bên dưới…

Mô hình chữ W là gì?

mo-hinh-chu-w-trong-chung-khoan (2)
Giá bật tăng mạnh mẽ sau khi thoát khỏi điểm phá vỡ

Mô hình chữ W: Chỉ đơn giản là mô hình giá giống với chữ W, nghĩa là giá tạo “2 đáy” (vùng hỗ trợ mạnh).

*Giá cổ phiếu lên xuống gấp khúc (Zigzag) tạo ra chữ “W” (2 đáy) Phát tín hiệu MUA ngay sau chữ “W”

Điểm đặc biệt của mô hình này là: Sau khi giá vẽ xong chữW”, và vượt lên cao hơn đỉnh cũ sẽ báo hiệu sự đảo chiều đi lên mạnh mẽ của giá.

Hãy MUA ngay khi giá vượt đỉnh cũ (phá kháng cự trên, hay còn gọi là “đường viền cổ”).

*Mô hình chữ W còn có tên gọi khác là mô hình 2 đáy

Xem thêm: Biểu đồ có dạng như nào thì KHÔNG NÊN MUA cổ phiếu?

Cơ chế tạo ra mô hình chữ W

Cơ chế tâm lý tạo ra mô hình chữ W được giải thích như sau:

mo-hinh-chu-w-trong-chung-khoan (3)
Hình 1

[Hình 1] Sau khi giá giảm xuống sâu (đáy 1) có một số nhà đầu tư nhảy vào bắt đáy → đẩy giá lên

mo-hinh-chu-w-trong-chung-khoan (4)
Hình 2

[Hình 2] Một số nhà đầu tư khác thấy giá phục hồi bèn bán ngay để “thoát hàng” → đè giá xuống đáy trở lại (đáy 2).

mo-hinh-chu-w-trong-chung-khoan (5)
Hình 3

[Hình 3] Sau khi bên bán quyết liệt đến cạn kiệt lúc này, bên mua chiếm ưu thế → đẩy giá lên lại.

mo-hinh-chu-w-trong-chung-khoan (6)
Hình 4

[Hình 4] Giá phá vỡ kháng cự trên (đường viền cổ) vượt đỉnh cũ một cách dứt khoát thoát ra khỏi vùng giá giằng co, lưỡng lự.

mo-hinh-chu-w-trong-chung-khoan (7)
Hình 5

[Hình 5] Sau khi phá vỡ kháng cự trên và vượt thoát khỏi đỉnh cũ Nhà đầu tư có chút lưỡng lự giá quay trở lại test lại kháng cự cũ (nay là đường hỗ trợ mới) Sau đó mới tiếp tục “cất cánh” mạnh mẽ (chuyển động đi lên theo mô hình “quả bóng nẩy”)

mo-hinh-chu-w-trong-chung-khoan (8)
Hình 6

[Hình 6] Bạn nên MUA cổ phiếu ngay khi giá phá kháng cựvượt lên trên đỉnh cũ (tại cây nến dương tăng mạnh). Hoặc nếu không kịp mua, thì đợi giá quay trở lại test đường hỗ trợ mới (có dấu hiệu bật lên) thì MUA ngay!

Xem thêm: Giá vượt đỉnh cũ – Lý thuyết “vỡ hộp” Darvas

Kết luận

Mô hình chữ W (2 đáy) là một mô hình giá có xác suất thành công rất cao, được nhiều trader chuyên nghiệp trên thế giới thường xuyên áp dụng để phân tích kỹ thuật.

Đây cũng là mô hình xuất hiện khá phổ biến trên biểu đồ giá, bạn cần phải chú ý quan sát để nhận biết, tránh bỏ lỡ cơ hội mua cổ phiếu tiềm năng này.

Bài viết đến đây là kết thúc. Hy vọng những kiến thức này sẽ hữu ích cho bạn khi phân tích kỹ thuật chứng khoán. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy comment xuống phần bên dưới mình rất sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn đọc!

♦ Bài viết tiếp theo: Tín hiệu NẾN #3: Mô hình giá “nghỉ một lát” trong chứng khoán

Bình luận bằng facebook
23

Hữu ích