giao-dich-co-phieu-noi-bo (11)

Thời điểm mua cổ phiếu #1: Nội bộ Công ty mua bán cổ phiếu

→ Bài viết trước: CP nên tránh #5: Sở hữu chéo “phức tạp” trong doanh nghiệp

Ở những phần trước mình đã giới thiệu đến bạn “12 tiêu chí chọn cổ phiếu tốt” và “5 cổ phiếu nên tránh“. Ở phần này trong Mô-đun Phân tích chứng khoán cơ bản, mình sẽ tiếp tục hướng dẫn bạn các thời điểm MUA-BÁN cổ phiếu → nhằm giúp bạn các định các thời điểm thuận lợi để ra-vào lệnh. Chúng ta cùng bắt đầu nhé!

Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn

Khi bạn phát hiện cổ phiếu của một Công ty đang được giao dịch nội bộ với số lượng lớn → thì ắt hẳn đang có một câu chuyện gì đó hấp dẫn đằng sau. Bởi người trong nội bộ luôn là người nắm được những  thông tin quan trọng của Công ty, trước khi báo chí nhảy vào.

Vậy, làm thế nào để biết nội bộ Công ty đang mua-bán cổ phiếu? Bạn nên hành động thế nào khi phát hiện ra thông tin trên? Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết bên dưới nhé!

[mailmunch-form id=”1056843″]

Thời điểm #1: Nội bộ Công ty mua-bán cổ phiếu

Nội dung chính:
  • Bài vào: Con gái Chủ tịch mua 1 triệu Cổ phiếu
  • Dấu hiệu nhận biết ai đó đang giao dịch nội bộ là gì?
  • Xem thông tin giao dịch nội bộ ở đâu?
  • Những điều cần lưu ý khi xem thông tin GD nội bộ
  • Giới thiệu thêm về cổ phiếu REE
  • Kết luận
  • Bài viết tiếp theo
  • Bài báo: Con gái chủ tịch mua 1 triệu Cổ phiếu

    giao-dich-co-phieu-noi-bo (1)

    Câu hỏi: Theo bạn, “Con gái Chủ tịch đăng ký mua cổ phiếu của Công ty mình” là tin tốt hay tin xấu?

    ↓  ↓  ↓

    Câu trả lời: Việc con gái Chủ tịch đăng ký mua cổ phiếu của Công ty mình là tin rất tốt. 

    Bởi: Đó chính là người trong nội bộ và họ hiểu rất rõ về Công ty, họ viết có điều gì đó tốt đẹp ở bên trong nhưng chưa được công bố ra bên ngoài. Vì vậy họ mới đăng ký mua nhiều cổ phiếu như vậy.

    Sau khi công bố giá cổ phiếu sẽ tăng hay giảm?

    Người bình thường như mình và bạn thì có thể âm thầm đặt mua cổ phiếu REE mà không cần nói cho ai biết.

    Nhưng đây là con gái Chủ tịch REE (người trong nội bộ Công ty) đăng ký mua số lượng lớn (1 triệu cổ phiếu), theo luật quy định thì cô phải công bố thông tin, bằng cách báo trước với sở giao dịch chứng khoán.

    Câu hỏi: Vậy sau khi HOSE công bố thông tin này lên website: hsx.vn, sau đó các trang như cafef.vn, vietstock.vn copy lại thông tin này lên web thì giá cổ phiếu sẽ tăng hay giảm?

    ↓  ↓  ↓

    Câu trả lời: Giá cổ phiếu bắt đầu tăng do nhà đầu tư Việt Nam nhảy vào mua trước, và sau khi tin tức này được dịch sang tiếng Anh, Nhật, Hàn để đăng trên báo quốc tế… thì các nhà đầu tư nước ngoài cũng nhảy vào mua theo đẩy giá cổ phiếu lên cao hơn. Bằng chứng là thanh khoản của cổ phiếu REE cũng tăng lên rõ rệt.

    Dấu hiệu nhận biết ai đó đang giao dịch nội bộ là gì?

    Mình chia người nội bộ trong Công ty thành những nhóm sau:

    Nhóm 1: Người trong Ban lãnh đạo Công ty (Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Giám đốc, Phó Giám đốc…)

    Ví dụ: Tập đoàn Hà Đô (HDG), Chủ tịch HĐQT đăng ký mua thêm một lượng lớn cổ phiếu

    giao-dich-co-phieu-noi-bo (2)

    Nhóm 2: Người thân của Ban lãnh đạo (Vợ, chồng, con cái, anh em…)

    Ví dụ: Vợ của chủ tịch ngân hàng VIB mua chi hàng trăm tỷ mua cổ phiếu

    giao-dich-co-phieu-noi-bo (3)

    Nhóm 3: Chính doanh nghiệp đó đăng ký mua lại cổ phiếu của Công ty mình gọi là mua cổ phiếu quỹ.

    Ví dụ: Công ty chứng khoán VNDirect đăng ký mua 8 triệu cổ phiếu quỹ.

    giao-dich-co-phieu-noi-bo (4)

    Nhóm 4: Cổ đông lớn của Công ty đăng ký mua thêm. Họ là nhà đầu tư đã nắm rất nhiều cổ phiếu, nay lại muốn mua thêm số lượng lớn.

    Ví dụ: Hai quỹ đầu tư thuộc Dragon Capital đăng ký mua 600 nghìn cổ phiếu Vinamilk (VNM)

    giao-dich-co-phieu-noi-bo (5)

    Xem thông tin giao dịch nội bộ ở đâu?

    Có nhiều cách để theo dõi thông tin giao dịch nội bộ của một Công ty, mình giới thiệu một số cách phổ biến sau:

    Cách 1: Bạn thường xuyên truy cập vào trang cafef.vn hoặc vietstock.vn, đây là 2 trang báo đầu tư uy tín, cập nhật thông tin nhanh chóng, kịp thời (mỗi ngày bạn nên dành ra khoảng 15-20 phút để đọc) Thông tin về giao dịch nội bộ mới nhất sẽ được public ở đây!

    Cách 2: Bạn muốn xem thông tin giao dịch nội bộ mới nhất của từng công ty riêng thì có thể làm như sau:

    Bước 1: Bạn vào trang cafef.vn gõ mã cổ phiếu bạn muốn xem vào ô tìm kiếm

    giao-dich-co-phieu-noi-bo (6)
    Ví dụ mình muốn xem thông tin GD nội bộ của VNM

    Bước 2: Bạn kéo xuống phần “TIN TỨC – SỰ KIỆN rồi ở phần Lọc tin, bạn bấm vào “GD cổ đông lớn & cổ đông nội bộ” để lọc ra những tin tức mới nhất về giao dịch nội bộ của mã cổ phiếu đó.

    giao-dich-co-phieu-noi-bo (7)

    Cách 3: Một cách nhanh hơn nữa, mà bạn có thể xem được cả những thông tin mới nhất và lịch sử giao dịch nội bộ của Công ty đó, bằng cách click vào link bên dưới


    Lịch sử giao dịch nội bộ

    giao-dich-co-phieu-noi-bo (8)

    Muốn xem mã khác chỉ cần gõ mã cổ phiếu bạn muốn tra vào ô phía trên (ví dụ: GEX)

    Những điều cần lưu ý khi xem thông tin GD nội bộ

    Khi áp dụng chiến lược chọn thời điểm mua cổ phiếu khi có thông tin giao dịch nội bộ, bạn cần lưu ý 2 vấn đề:

    (1) Doanh nghiệp đó có đang kinh doanh tốt hay không?

    (2) Ban lãnh đạo có đang dùng chiêu trò giả vờ đăng ký mua cổ phiếu nhằm giật dây, kéo giá cổ phiếu đi lên hay không.

    ↓  ↓  ↓

    – Lãnh đạo tốt: Nói là làm

    – Lãnh đạo tồi: Nói nhưng không làm

    Ví dụ: “Ông Trịnh Văn Quyết đăng ký mua 20 triệu cổ phiếu FLC

    giao-dich-co-phieu-noi-bo (12)

    Đây là nhân vật mà các nhà đầu tư có kinh nghiệm đều né tránh. Trịnh Văn Quyết là tỷ phú nhưng không được tạp chí Forbes công nhận . Ông sáng lập 3 Công ty lớn: FLC, ROS và hãng hàng không Bamboo Airways.

    Mình xem lại lịch sử giao dịch nội bộ, thì thấy ông Quyết đã nhiều lần đăng ký mua cổ phiếu với số lượng lớn. Tuy nhiên, sau đó ông ấy lại không mua như kế hoạch. Đó là “nói mà không làm

    Tóm lại, các nhà đầu tư ở Việt Nam không còn xa lạ gì với chiêu trò này của tỷ phú Trịnh Văn Quyết, chuyên tạo nhu cầu ảo để đánh lên giá cổ phiếu FLC và ROS của ông.

    Giới thiệu thêm về cổ phiếu REE

    Công ty CP cơ điện lạnh (REE)

    giao-dich-co-phieu-noi-bo (10)

    Sơ lược về Công ty

    – Lĩnh vực kinh doanh: Cơ điện, cho thuê văn phòng cao ốc, điện lạnh, đầu tư tài chính

    – Yếu tố doanh thu chính: Cơ điện

    – Yếu tố thu nhập chính: Thu nhập từ các công ty liên kết (trong đó có nhiệt điện Phả Lại – PPC)

    – Yếu tố rủi ro chính: Biến động thu nhập từ các Công ty con và liên kết.

    – Chủ sở hữu tòa nhà: E-Tower (TpHCM)

    – Các đối thủ chính: Posco, Kumho

    – Lãnh đạo: Bà Nguyễn Thị Thanh Mai (TGĐ)

    giao-dich-co-phieu-noi-bo (9)

    Mình nhắc lại: Lý do cần phân tích cơ cấu doanh thu là để tìm hiểu xem sản phẩm và dịch vụ chủ lực của REE là gì.

    Ví dụ:

    – Cơ điện: (70%) chính là mảng chủ lực của REE do các Công ty con đóng góp

    – Bất động sản: (18%) chỉ chiếm 1 phần tương đối nhỏ, còn điện lạnh (máy điều hòa) cũng không đóng góp bao nhiêu vào doanh thu. Co bài báo viết: “Mùa hè oi bức, máy điều hòa REE bán chạy hơn” Nhưng trên thực tế, doanh số của nó đóng góp vào doanh thu là không đáng kể.

    Cơ cấu doanh thu được ghi trong Báo Cáo Tài Chính và Báo Cáo Thường Niên của Công ty

    Kết luận:

    Qua bài viết này bạn đã có thể chọn được thời điểm mua bán hợp lý bằng cách theo dõi nội bộ Công ty giao dịch cổ phiếu, đây cũng giống với chiến lược “bơi theo cá mập”. Cụ thể:

    Khi có thông tin Công ty giao dịch nội bộ MUA VÀO Bạn nên xem xét mua vào cổ phiếu đó khi đã xác định cổ phiếu đó là cơ bản tốt, Ban lãnh đạo là người có tâm (bạn hãy xem lại phần các tiêu chí chọn cổ phiếu tốt để nắm chắc hơn).

    Khi có thông tin Công ty giao dịch nội bộ BÁN RA Thì nếu đang nắm giữ cổ phiếu Công ty đó bạn cũng nên xem xét bán ra, vì nếu nội bộ bán ra cổ phiếu thì chắc chắn đang có một thông tin không tốt nào đó sắp được công bố khiến giá cổ phiếu giảm.

    ♦ Bài viết tiếp theo: Thời điểm mua cổ phiếu #2: Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)

    16

    Hữu ích

    Write a response