so-huu-cheo-trong-doanh-nghiep (9)

CP nên tránh 5: Sở hữu chéo “phức tạp” trong doanh nghiệp

→ Bài viết trước: Cổ phiếu nên tránh #4: Công ty có sản phẩm dễ bão hòa & lỗi thời!

Quan hệ Công ty mẹ – Công ty con lằng nhằng sẽ khiến bộ máy doanh nghiệp trì trệ, thiếu nhất quán… Một doanh nghiệp phức tạp như vậy sẽ khó có được sự phát triển đột phá!

Vậy, vì sao bạn cần tránh mua cổ phiếu của những Công ty có quan hệ sở hữu chéo “phức tạp”? Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Cổ phiếu nên tránh #5: Sở hữu chéo, quan hệ Công ty mẹ – con lằng nhằng

Nội dung chính:
  • Ví dụ minh họa
  • “Ma trận” mẹ-con của Tổng Công ty Sông Đà (SJG)
  • Sở hữu chéo “chằng chịt” của CII
  • Bài học rút ra
  • Bài viết tiếp theo
  • Ví dụ minh họa

    Câu hỏi: Theo bạn, 1 gia đình đông con, và 1 gia đình ít con. Gia đình nào sẽ hạnh phúc hơn?

    so-huu-cheo-trong-doanh-nghiep (6)
    Gia đình đông con hay ít con thì sẽ hạnh phúc hơn?

    ↓  ↓  ↓

    Câu trả lời là: Gia đình ít con thì hạnh phúc hơn, bởi:

    • Gia đình ít con thì dễ quản lý, dễ phân chia tài sản, ít xảy ra vấn đề tranh chấp.
    • điều kiện chăm sóc và cho con học hành tốt hơn…

    Trong kinh doanh cũng vậy, Công ty mẹ có quá nhiều Công ty con lằng nhằng, thì sẽ đối mặt với nhiều phiền toái hơn, khó quản lý hơn, và dòng tiền chảy về Công ty mẹ rất khó dự đoán

    “Ma trận” mẹ-con của Tổng Công ty Sông Đà (SJG)

    Bạn hãy làm theo các bước sau để xem “ma trận” mẹ-con của Tổng Công ty Sông Đà (SJG)

    Bước 1: Click vào link bên dưới để xem hồ sơ doanh nghiệp của SJG

    Bước 2: Kéo xuống phần “Công ty con, liên doanh, liên kết” để xem danh sách Công ty con, liên doanh, liên kết

    so-huu-cheo-trong-doanh-nghiep (1)
    Bạn có thể thấy SJG có rất nhiều Công ty con, quan hệ sở hữu phức tạp

    *Các Công ty con của Tổng Công ty Sông Đà đều có chữ “Sông Đà”, các Công ty còn lại là Công ty liên doanh hoặc liên kết

    Mẹ có quá nhiều con, quan hệ trên dưới phức tạp!

    Mạng lưới “ma trận” sở hữu cổ phần của các Công ty thuộc họ hàng Sông Đà khiến các nhà đầu tư chóng mặt

    so-huu-cheo-trong-doanh-nghiep (4)

    Câu hỏi: Làm gì mà phải đẻ ra nhiều Công ty con như vậy? Họ có ý đồ gì mờ ám hay không?

    ↓  ↓  ↓

    Câu trả lời: Công ty mẹ – con, anh – em có thể hỗ trợ lẫn nhau nhằm qua mắt các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm. Cụ thể là:

    ♣ Công ty mẹ mua bán, sở hữu cổ phiếu của các Công ty con (và ngược lại). Đồng thời, các Công ty anh – em đôi lúc lại mua bán cổ phiếu của nhau với số lượng lớn làm phát sinh các khoản lãi/lỗ trên doanh thu tài chính của từng Công ty.

    ♣ Thêm một chiêu thức làm đẹp kết quả kinh doanh trên báo cáo tài chính (BCTC) đó là: Giả sử 1 Công ty tháng này lợi nhuận không cao có thể nhờ các Công ty anh em (hoặc chính Công ty mẹ) mua giúp một lô hàng để được ghi nhận vào lợi nhuận. Sau đó bên mua lại tiếp tục bán cho các anh – em khác (thậm chí bán ngược lại cho chính Công ty ban đầu).

    Như vậy họ tạo ra thế trận “đánh bóng bàn”, trao tay qua lại nhiều lần với nhau, mà thực ra chả có khách bên ngoài nào mua hàng cả.

    Sở hữu chéo “chằng chịt” của CII

    Công ty CPĐT Hạ tầng kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh (mã chứng khoán: CII)

    Bước 1: Click vào link bên dưới để xem hồ sơ doanh nghiệp của CII

    Bước 2: Kéo xuống phần “Công ty con, liên doanh, liên kết” để xem danh sách Công ty con, liên doanh, liên kết

    so-huu-cheo-trong-doanh-nghiep (2)
    Công ty con và liên kết của CII

    Thế nào là sở hữu chéo?

    so-huu-cheo-trong-doanh-nghiep (3)
    Source: dautuchungkhong.org

    ♣ CII nắm 98,8% cổ phần của Bình Triệu, và nắm 50% cổ phần của SII

    ♣ SII nắm 26% cổ phần của Bình Triệu → Bình Triệu lại nắm 12,4% cổ phần của CII

    Tạo thành một “vòng luẩn quẩn” Mạng lưới chằng chịt qua lại như vậy được gọi là sở hữu chéo.

    Vấn đề ở đây là: Công ty mẹ – con biết trước các Công ty nội bộ của nhau trước khi thông tin này được công bố trên báo chí  họ sẽ âm thầm mua bán cổ phiếu của nhau để thu lợi một cách thiếu minh bạch điều này là không công bằng với nhà đầu tư nhỏ lẻ.

    Mối quan hệ sở hữu chéo chằng chịt như vậy sẽ phát sinh rủi ro hệ thống, sụp đổ dây chuyền. 

    Ví dụ:

    – Công ty A sở hữu 50% cổ phiếu Công ty B;

    – Công ty B lại sở hữu 50% cổ phiếu Công ty C.

    – Nếu cổ phiếu C giảm mạnh thì B phải trích lập dự phòng khoản lỗ này Phần lỗ này sẽ làm bào mòn lợi nhuận kinh doanh của B, lợi nhuận giảm sẽ khiến cổ phiếu của B bị giảm theo.

    – Tương tự như vậy, giá cổ phiếu B giảm thì khoản đầu tư của A cũng bị lỗ theo.

    Tóm lại: Sự thiệt hại sẽ gia tăng nhiều lần bởi hiệu ứng domino cộng hưởng sụp đổ dây chuyền.

    Bài học rút ra là gì?

    Trên lý thuyết, Công ty mẹ – con làm ăn minh bạch thì sẽ có quan hệ trên dưới theo xu hướng: Công ty mẹ hướng về Công ty con

    so-huu-cheo-trong-doanh-nghiep (7)
    Công ty mẹ-con làm ăn minh bạch

    Còn Công ty mẹ – con làm ăn mờ ám thì sẽ có mối quan hệ rối bời như sau:

    so-huu-cheo-trong-doanh-nghiep (8)
    Công ty mẹ-con làm ăn mờ ám

    Công ty mẹ con lằng nhằng sẽ phát sinh 4 vấn đề:

    1. Các Công ty con cạnh tranh lẫn nhau

    2. Quản lý không tốt vì có quá nhiều Công ty trong hệ thống, dẫn đến mâu thuẫn mẹ – con

    3. Khó dự đoán dòng tiền lợi nhuận của Công ty mẹ, vì bị ràng buộc vào kết quả kinh doanh của nhiều Công ty con cộng lại

    4. Tệ nhất là các Công ty mẹ-con rủ nhau che giấulàm đẹp báo cáo tài chính bằng thủ thuật tinh vi

    Lời khuyên là: 

    “Hãy chọn Công ty càng đơn giản càng tốt!”

    Các Công ty mẹ – con có quan hệ chồng chéo thì cần tránh. 

    Nhưng vẫn nên xem xét các trường hợp các Công ty con được tự do, nghĩa ra tách ra riêng hoặc Công ty mẹ tan rã.

    Lý do là bởi: Lúc đang trong quan hệ sở hữu Công ty mẹ-con thì kết quả kinh doanh sẽ không cao, vì bị kìm hãm lẫn nhau khiến kết quả kinh doanh kém hiệu quả. Nhưng khi tách riêng ra thì sẽ có một số Công ty như được “trút bớt gánh nặng” và tăng trưởng rất tốt

    so-huu-cheo-trong-doanh-nghiep (5)
    Bình luận bằng facebook
    12

    Hữu ích

    Viết bình luận của bạn