→ Bài viết trước: Quỹ đầu tư là gì? Vì sao nên chọn cổ phiếu theo danh mục của Quỹ đầu tư? (tiêu chí #11)
Nhằm đảm bảo minh bạch các số liệu với Nhà đầu tư. Vì vậy, khi lên sàn chứng khoán, các doanh nghiệp phải công bố Bản cáo bạch (như một lời giới thiệu về của doanh nghiệp) và Báo cáo Thường niên hằng năm (để tổng kết lại kết quả kinh doanh sau một năm).
Dựa vào những thông tin và số liệu trong 2 loại Báo cáo này, Nhà đầu tư sẽ có cơ sở để đánh giá tình hình kinh doanh hiện tại, cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp → trước khi đưa ra quyết định đầu tư.
Vậy, Báo cáo thường niên và Bản cáo bạch là gì? Vì sao bạn cần quan tâm trước khi mua cổ phiếu? Đọc những báo cáo này thì dự đoán được điều gì?… Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết bên dưới nhé!
Tiêu chí 12 (cuối cùng): Báo cáo Thường niên & Bản cáo bạch phản ánh điều gì?
Nội dung chính:
Để có thể nhìn ra giá trị nội tại và đánh giá tiềm năng tăng trưởng của một Công ty. Bạn cần phải nghiên cứu Bản cáo bạch & Báo cáo thường niên của Công ty đó!
Vậy, Báo cáo thường niên & Bản cáo bạch là gì?
Theo yêu cầu của Sở giao dịch chứng khoán, mỗi Công ty niêm yết phải công bố 3 loại báo cáo sau đây cho nhà đầu tư đọc:
1. Bản cáo bạch: Được công bố 1 lần duy nhất → khi mới lên sàn → để ra mắt nhà đầu tư
2. Báo cáo tài chính: Được công bố 3 tháng/lần → để báo cáo kết quả kinh doanh theo quý.
3. Báo cáo thường niên: Được công bố 1 năm/lần → để báo cáo tổng kết năm và đưa ra kế hoạch năm tới.
Câu chuyện đầu tư của Warren Buffett
Sau đây là câu chuyện đầu tư vào cổ phiếu PetroChina của Warren Buffett:
Warren Buffett phát hiện ra tiềm năng tăng trưởng của Công ty Dầu khí Trung Quốc (PetroChina).
Nhờ thói quen thường xuyên đọc Báo cáo thường niên & Bản cáo bạch của các Công ty mới niêm yết (IPO) → Ông quyết định mua 1,3% số cổ phiếu trị giá 408 triệu USD
PetroChina liên tục tăng trưởng nhờ kinh doanh thuận lợi tại thị trường vô cùng rộng lớn như Trung Quốc.
Sau 5 năm, Buffett bán số cổ phiếu PetroChina và thu về số tiền là 3,6 tỷ USD, tăng gấp 880% so với số tiền bỏ ra.
Thông tin bên trong các báo cáo này có gì hay?
Thông tin trong Báo cáo thường niên và Bản cáo bạch → chứa đựng rất nhiều thông tin có giá trị với nhà đầu tư.
Ví dụ:
♦ Báo cáo giúp bạn có cái nhìn tổng quát về hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong năm qua → có gì đặc biệt → đang triển khai dự án nào → kết quả ra sao…
♦ Bên trong báo cáo còn có biểu đồ cơ cấu doanh thu => nhìn vào là có thể biết Doanh nghiệp đang kiếm tiền từ đâu và lĩnh vực kinh doanh chủ chốt nằm ở đâu.
♦ Trong báo cáo, có nêu ra mục tiêu kinh doanh → trên thực tế đã đạt được bao nhiêu % mục tiêu đó. Điều này phản ánh năng lực hành động chủ doanh nghiệp → nói được là làm được → chứ không phải là “chém gió” → dụ dỗ nhà đầu tư
♦ Đặc biệt, trong báo cáo có ghi cả thông tin về rủi ro có thể xảy ra đối với doanh nghiệp. Ví dụ: Rủi ro giá dầu tăng, giá cao su giảm, tỷ giá ngoại tệ tăng…
=> Điều này giúp nhà đầu tư phản ứng nhanh => bán ra kịp thời khi rủi ro xuất hiện
→ Đọc thêm: Giá dầu thế giới TĂNG: Nên mua cổ phiếu nào?
Đọc báo cáo thì dự đoán được điều gì?
Mình lấy ví dụ về doanh nghiệp thủy sản:
Đọc báo cáo của Công ty Thủy sản → thì dự đoán được lợi nhuận → sẽ chính thức ghi nhận vào tháng nào trong năm → để mua cổ phiếu đúng thời điểm. Cụ thể là:
Các Công ty Thủy sản ghi nhận doanh thu xuất khẩu theo mùa vụ thủy sản → chủ yếu là vào 2 quý cuối năm (quý III và quý IV).
Điều này khác với các doanh nghiệp sản xuất như: Vinamilk, Masan, Kinh đô… → Các Công ty này sản xuất và bán hàng đến đâu → thì ghi nhận doanh thu và lợi nhuận đến đó.
Thêm một ví dụ: Về doanh nghiệp Bất động sản
Có nhiều trường hợp các doanh nghiệp BĐS không kê khai doanh thu và lợi nhuận bán nhà đất vào đầu năm → mà để dành đến cuối năm → hoặc đẩy sang năm sau.
Vì BĐS là ngành nghề kéo dài thời gian. Bây giờ bỏ tiền xây nhà → nhưng năm sau mới bàn giao nhà → và thu hết tiền về → thu tiền xong → thì mới ghi nhận vào doanh thu.
Ngoài ra, trong báo cáo của Công ty BĐS còn có thông tin quan trọng như:
- Lợi nhuận đến từ dự án BĐS nào?
- Dự án đó đã mở bán hay chưa?
- Bán rồi thì ghi nhận bao nhiêu % doanh thu và lợi nhuận trong năm?
*Để tải báo cáo tài chính của các doanh nghiệp bạn hãy làm theo hướng dẫn của bài viết: Chọn cổ phiếu tốt: Phải chọn Công ty có nhiều TIỀN MẶT!
Giới thiệu thêm về cổ phiếu TAC
Công ty CP Dầu thực vật Tường AN:
Lịch sử hình thành và phát triển:
- 1975 Thành lập nhà máy dầu Tường An
- 2004 Cổ phần hóa và chuyển thành Công ty CP Dầu thực vật Tường An
- 2006 Niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE)
- 2009 Chính thức đưa nhà máy dầu Phú Mỹ đi vào hoạt động
Sản phẩm, dịch vụ và thị trường:
- Sản phẩm chủ lực: Các nhóm sản phẩm chính của Công ty là dầu chiên xào, dầu cao cấp, dầu dinh dưỡng, dầu đặc.
- Sản phẩm của Công ty có mặt gần 30 năm trên thị trường trong nước và được người tiêu dùng tín nhiệm và bình chọn nhiều năm liền là hàng Việt Nam chất lượng cao và thương hiệu mạnh.
Tải báo cáo mới nhất của TAC tại đây!
Nhận xét
Nếu mua cổ phiếu vì thực sự yêu thích Công ty, thì hãy đọc báo cáo thường niên của Công ty đó
Tại Việt Nam, các nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư chuyên nghiệp coi báo cáo thường niên (BCTN) là cẩm nang về đầu tư. Họ đọc để hiểu rõ về doanh nghiệp trước khi quyết định mua cổ phiếu. Vì vậy, bất cứ biến động vĩ mô nào ảnh hưởng đến doanh nghiệp → là họ biết cách phản ứng ngay!
Đầu tư chứng khoán dài hạn mà không đọc báo cáo ⇔ thì cũng giống như uống thuốc mà không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Coi chừng uống nhầm thuốc!
Trong khi đó, nhà đầu tư cá nhân thì khá lười, họ không dành thời gian để đọc báo cáo này. Việc mua bán cổ phiếu chủ yếu theo phong trào hoặc cảm xúc cá nhân.
Vì không hiểu sâu về doanh nghiệp → các nhà đầu tư nhỏ lẻ thường không dự đoán được chu kỳ tăng giảm của giá cổ phiếu → không biết chọn vùng giá hợp lý nhất để mua cũng như chốt lời!
♦ Bài viết tiếp theo: Cổ phiếu nên tránh #1: Cổ phiếu “phế thải” có giá quá thấp
Hoàng
31/05/2021Chào ad
Hoàng
31/05/2021Ad cho mình hỏi chút đc ko