lenh-lo-la-gi (3)

Lệnh LO là gì? Cách đặt lệnh LO để mua bán chứng khoán.

Trong hệ thống giao dịch chứng khoán, có 04 loại lệnh mà bạn cần phải nắm được gồm: lệnh LO, ATC, ATO, MP. Trong đó lệnh LO là lệnh thường được sử dụng phổ biến nhất. Vậy lệnh LO là gì?, mục đích sử dụng ra sao và cách sử dụng lệnh LO như thế nào, cũng như những lưu ý bạn cần biết để tránh những sai sót khi đặt lệnh. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Lệnh LO là gì?

LO là tên viết tắt của cụm từ “Limit Order” (tức lệnh giới hạn)

Lệnh LO là loại mua hay bán chứng khoán với mức giá xác định (hoặc tốt hơn). Lệnh LO sẽ khớp khi giá khớp nhỏ hơn hoặc bằng giá mua (đối với trường hợp đặt lệnh LO để mua chứng khoán). Hoặc giá khớp lớn hơn hoặc bằng giá bán (đối với trường hợp đặt lệnh LO để bán chứng khoán)

Lệnh LO là gì?

Ví dụ:

Ngày 14/4/2021 (thứ 2), mình có đặt 1 lệnh mua cổ phiếu của Công ty Sợi Thế Kỷ (Mã chứng khoán: STK) ở mức giá 32.900 đồng/cổ phiếu. Thì lệnh này sẽ khớp tại mức giá 32.900 đồng hoặc nhỏ hơn 32.900 đồng

lenh-lo-la-gi (6)
Mình đã mua STK tại mức giá xác định là 32,900 đồng

Người mua hay bán sẽ thường được lợi về giá khi đặt lệnh LO (ngược lại với lệnh ATO và ATC người mua thường sẽ bị thiệt về giá khi mua hoặc bán, nhưng đổi lại lệnh sẽ được ưu tiên khớp trước lệnh LO)

Đặc trưng của lệnh LO

lenh-lo-la-gi (2)
Những đặc trưng cơ bản của lệnh LO

Lệnh LO có một số đặc trưng sau đây:

– Là lệnh mua hay bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn

– Lệnh giới hạn có hiệu lực từ khi được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến lúc kết thúc phiên giao dịch ngày (hoặc đến khi bạn tự hủy lệnh)

Lệnh LO thường được sử dụng làm lệnh chờ. Tức là khi tiến hành đặt lệnh, lệnh sẽ được treo để chờ đến lượt mua bán chứ không được khớp ngay (trừ trường hợp bạn đặt lệnh với mức giá bằng hoặc cao hơn gần bằng với mức giá hiện tại đang giao dịch thì lệnh thường sẽ khớp ngay). Như ở ví dụ mình mua  mã STK bên trên, lúc mình đặt lệnh, giá tham chiếu đang là 33.100 đồng, mình nhận thấy giá có thể giảm sau đó mới tăng, thế là mình đặt lệnh LO ở mức giá 32.900 đồng và sẽ phải chờ đợi cho đến khi giá giảm về mức 32.900 hoặc nhỏ hơn để được khớp lệnh mua (lệnh có thể không được khớp nếu giá tiếp tục tăng)

– Lệnh LO không phải là lệnh ưu tiên để tranh mua, tranh bán như lệnh ATO và ATC. Nên bạn sẽ phải chờ đến khi giá được khớp

– Khi đặt lệnh LO bạn sẽ phải ghi mức giá cụ thể muốn mua hoặc muốn bán (và hệ thống sẽ tự động khớp với giá nhỏ hơn hoặc bằng giá bạn đặt đối với trường hợp mua. Hoặc lớn hơn hoặc bằng giá bạn đặt đối với trường hợp bán).

Hướng dẫn đặt lệnh LO để mua, bán chứng khoán hiệu quả

Để mua hay bán một loại chứng khoán (có thể là cổ phiếu hay chứng chỉ quỹ) bạn cần làm theo các bước sau đây:

Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản chứng khoán bạn đã mở tại công ty chứng khoán. Ví dụ mình có mở tài khoản chứng khoán tại Công ty chứng khoán VNDirect mình sẽ làm như sau:

lenh-lo-la-gi (1)
Đăng nhập và tài khoản chứng khoán

Bạn điền tên đăng nhập và mật khẩu đã đăng ký rồi click đăng nhập.

lenh-lo-la-gi (2)
Bạn click vào "Giao Dịch" để vào hệ thống giao dịch

Tiếp theo bạn click vào “Giao Dịch” để đăng nhập vào hệ thống giao dịch của VNDirect

lenh-lo-la-gi (3)
Click vào "đặt lệnh"

góc trái bên dưới màn hình có nút “đặt lệnh” như hình, bạn click vào đó để tiến hành đặt lệnh

lenh-lo-la-gi (4)
Bạn điền mã OTP để xác nhận đặt lệnh

Hệ thống sẽ yêu cầu bạn nhập mã OTP để đặt lệnh. Bạn click vào “Nhận OTP qua SMS” rồi lấy mã OTP đã đã được gửi qua tin nhắn điện thoại điền vào ô như trên, sau đó click xác nhận.

lenh-lo-la-gi (5)
Làm theo các bước để đặt lệnh

Bây giờ bạn đã có thể đặt lệnh mua bán bình thường, như ví dụ bạn làm theo các bước như trong hình. Giả sử bạn muốn mua thì click vào mua (1) => điền mã chứng khoán muốn mua (2) => nhập khối lượng chứng khoán muốn mua (3) => đặt mức giá bạn muốn mua (4) => Click mua (5). Bạn đã hoàn thành! Đối với lệnh ban bạn cũng làm tương tự (ở bước 1 bạn chỉ cần click vào bán)

Nguyên tắc khớp lệnh đối với lệnh LO

Về nguyên tắc khớp lệnh mình cũng đã trình bài trong bài: Lệnh ATO là gì? Hướng dẫn sử dụng lệnh ATO để mua cổ phiếu

Nhưng mình sẽ nhắc lại ở đây để những bạn nào chưa đọc có thể nắm được.

Các lệnh trong hệ thống giao dịch nói chung và lệnh LO nói riêng được thực hiện theo nguyên tắc ưu tiên về giáưu tiên về thời gian. Cụ thể như sau:

lenh-atc-la-gi (2)
Nguyên tắc khớp lệnh ưu tiên về "giá" và "thời gian"

– Ưu tiên về giá:

+ Đối với lệnh mua: Mua ở mức giá cao hơn sẽ được ưu tiên khớp lệnh trước

+ Đối với lệnh bán: Bán ở mức giá thấp hơn sẽ được ưu tiên khớp lệnh trước

– Ưu tiên về thời gian: Khi các lệnh mua hoặc bán có cùng mức giá đặt lệnh thì lệnh nào được nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên khớp lệnh trước.

Lưu ý khi đặt lệnh LO

Cũng giống với lưu ý khi đặt lệnh ATO và ATC, khi đặt lệnh LO bạn cũng cần lưu ý: Hệ thống giao dịch trên TTCK Việt Nam là khớp lệnh theo lô, nên lô tối thiểu là 100 cổ phiếu.

Để dễ hiểu thì mình sẽ lấy ví dụ như sau:

Bạn muốn mua cổ phiếu của công ty Vinamilk (Mã: VNM), thì bạn phải đặt lệnh tối thiểu mua là 100 cổ phiếu VNM, hoặc khối lượng cổ phiếu bạn mua phải là bội số của 100 (như: 200; 300; 1000;…)

Nên trước khi đặt lệnh LO hãy xác định khối lượng cổ phiếu/chứng chỉ quỹ bạn muốn mua là bội số của 100 nhân với mức giá bạn muốn mua để tính ra số tiền bạn cần có đủ hoặc dư trong tài khoản (là điều kiện cần để lệnh bạn đặt sẽ được khớp)

Ưu điểm, nhược điểm khi sử dụng lệnh LO

ban-khong-la-gi (7)
ban-khong-la-gi (6)

Lệnh LO cũng giống như lệnh ATOATC đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định:

Ưu điểm: 

  • Nhà đầu tư thường được lợi về giá khi đặt lệnh LO. Vì giá khớp lệnh sẽ nhỏ hơn hoặc bằng giá đặt (đối với trường hợp mua, và lớn hơn hoặc bằng giá đặt (đối với trường hợp bán)
  • Nhà đầu tư kiểm soát được mức giá khớp lệnh, từ đó có thể tính cụ thể ra số tiền bạn cần có để mua hoặc số tiền sẽ thu về khi bán.
  • Nếu như xác định được diễn biến của thị trường bạn sẽ có thể mua hay bán được ở mức giá tốt hơn bình thường thu về khoản lợi nhuận cao hơn
  • Khi đặt lệnh LO, bạn hoàn toàn có thể sửa lệnh, hủy lệnh bất cứ lúc nào, điều này giúp nhà đầu tư linh hoạt trong việc mua bán

Nhược điểm:

  • Lệnh LO là lệnh gần như phải xếp hàng chờ đợi, nên nhà đầu tư có thể mất cơ hội mua hay bán chứng khoán khi có thông tin tích cực của thị trường, hoặc không kịp cắt lỗ nếu thị trường rầm rộ downtrend
  • Bạn không thể tiến hành đặt lệnh trên một biên độ giá mà chỉ có thể đặt với một mức chính xác, điều này cũng có thể khiến nhà đầu tư mất cơ hội mua được cổ phiếu giá tốt đang dao động trong một biên độ hẹp (mà không thể chạm tới giá đặt lệnh LO).

Lời kết

Lệnh LO hay các lệnh khác trong hệ thống giao dịch đều có những chức năng, nhiệm vụ để sử dụng cho một mục tiêu nhất định. Trước khi đặt lệnh bạn cần xác định mục tiêu đặt lệnh là gì (có thể là mua bán được ở mức giá tốt, có thể là mua bán bằng được ở khoảng giá hiện tại, hay cũng có thể là mua bán thông thường…) điều này sẽ nhằm hạn chế những rủi ro không cần thiết khi vào lệnh và phát huy được tối đa sức mạnh của từng loại lệnh mà bạn sử dụng.

Xem thêm:

Để đầu tư thành công, bạn cần trang bị cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc, nhằm giúp những người mới có được nền tảng này, mình xin giới thiệu khóa học đầu tư chứng khoán cơ bản (với mã giảm giá 40%). Đây là khóa học mình đánh giá là rất bàn bản, sinh động và dễ tiếp thu, phù hợp cho những người mới tham gia thị trường và những người đã đầu tư nhưng còn hổng kiến thức nền. Bạn có thể tham khảo bằng việc click vào link bên dưới để được giảm giá 40%

“Sự đầu tư khôn ngoan nhất chính là đầu tư vào bản thân mình” – Warren Buffet.

5/5
5/5