duong-macd-trong-chung-khoan (1)

Cách sử dụng Đường MACD trong chứng khoán

Bài viết trước: Điểm cắt vàng là gì? Áp dụng thế nào trong đầu tư chứng khoán?

Nếu như đường trung bình MA là chỉ báo hữu hiệu để phát hiện xu hướng của những con sóng tăng dài, thì đường MACD là một chỉ báo đặc biệt để phát hiện những con sóng tăng siêu ngắn trên con sóng dài đó.

Dựa vào những tín hiệu của đường MACD mà nhà đầu tư có thể chốt lãi ngay tại đỉnh và né được những nhịp điều chỉnh giảm trên một xu hướng tăng dài, tức là mua đi bán lại liên tục nhằm tối ưu hóa lợi nhuận.

Vậy, đường MACD trong đầu tư chứng khoán là gì? Cách sử dụng cụ thể ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

[mailmunch-form id=”1056843″]

Nội dung chính:
  • Ví dụ minh họa ở bài viết trước
  • Vậy, đường MACD là gì?
  • Cách sử dụng đường MACD để mua bán cổ phiếu
  • Vậy dùng đường MACD có khác gì so với đường trung bình MA?
  • Cách vẽ đường MACD trên biểu đồ kỹ thuật.
  • Kết luận
  • Bài viết tiếp theo
  • Để giúp bạn hiểu một cách trực quan hơn về đường MACD thì mình xin lấy lại ví dụ ở bài viết trước về điểm cắt vàng như sau:

    Ví dụ minh họa ở bài viết trước

    Có 1 đôi vợ chồng trẻ, anh chồng kinh doanh một quán cafe.

    diem-cat-vang-la-gi (3)

    Mỗi tháng thu nhập được bao nhiêu thì anh chồng đều đưa hết tiền cho cô vợ. Cô vợ dùng số tiền đó để chi tiêu mua sắm trong gia đình.

    Như vậy:

    • Anh chồng là người thu tiền về
    • vợ là người chi tiền ra

    Tình hình thu – chi tài chính của gia đình này được biểu diễn bằng biểu đồ sau:

    diem-cat-vang-la-gi (6)
    Gia đình có tiền để dành

    Đường màu xanh biểu thị đường thu nhập của anh chồng;

    Đường màu vàng cam biểu thị đường chi tiêu của cô vợ;

    Cột màu xanh lá cây biểu thị tiền để dành ra trong tháng (tức: thu nhập – chi tiêu > 0)

    Cột màu đỏ biểu thị số tiền bị âm trong tháng (thu không bù nổi chi: thu nhập – chi tiêu <0)

    ♦ Nếu tháng nào số tiền anh chồng kiếm được lớn hơn số tiền cô vợ chi ra để mua sắm cho gia đình → thì gia đình sẽ có tiền để dành (tức lấy thu nhập – chi tiêu > 0). Khi đó đường thu nhập (màu xanh) sẽ vượt lên trên đường chi tiêu (màu cam)

    tiền để dành ra được càng nhiều thì cột màu xanh lá cây (hướng lên phía trên) sẽ càng xanh đậm càng cao (về phía trên).

    diem-cat-vang-la-gi (1)
    Thu nhập không bù nổi chi tiêu, gia đình phải đi vay mượn để chi tiêu

    ♦ Ngược lại, tháng nào số tiền anh chồng kiếm được ít hơn số tiền cô vợ chi ra → thì gia đình sẽ có tiền để dành bị âm (tức thu không bù nổi chi). Trên biểu đồ, đường thu nhập (màu xanh) sẽ giảm xuống dưới đường chi tiêu (màu cam)

    Tương tự, số tiền bị âm càng nhiều thì cột màu đỏ (hướng xuống dưới) sẽ càng đỏ đậm càng dài (về phía dưới).

    Tóm lại:

    Nếu đường thu nhập cắt lên trên đường chi tiêu → thì tại điểm cắt lên → gia đình bắt đầu có tiền để dành.

    Nếu đường thu nhập cắt xuống dưới đường chi tiêu → thì tại điểm cắt xuống → gia đình không đủ tiền tiêu.

    Vậy, đường MACD là gì?

    duong-macd-trong-chung-khoan (2)
    Đường MACD của cổ phiếu HPG

    MACD là viết tắt của Moving Average Convergence / Divergence (Trung bình động hội tụ/phân kỳ).

    Đường MACD là đường trung bình hội tụ/phân kỳ giúp báo hiệu những xu hướng tăng/giảm ngắn hạn (sóng ngắn).

    Ví dụ: Trên một con sóng tăng dài, thì giá sẽ không tăng hướng lên theo 1 đường thẳng, mà sẽ chuyển động hướng lên theo hình zigzag, tức có nhịp tăng, nhịp giảm liên tục.

    Về cấu tạo cơ bản, chỉ báo MACD có 3 đường chính1 đường làm mốc, gồm:

    1. Đường MACD: Giống với đường chi tiêu (ở ví dụ trên), được tính toán bằng cách lấy đường EMA12 (đường trung bình giá trong 12 phiên gần nhất) trừ đi đường EMA26 (đường trung bình giá trong 26 phiên gần nhất).

    2. Đường tín hiệu (Signal): Giống với đường thu nhập (ở ví dụ). Là đường EMA9 của đường MACD

    Đường MACD và đường Signal giao nhau tạo thành các điểm phân kỳ hội tụ trên biểu đồ

    3. Biểu đồ hình cột Histogram: Giống với cột để tiền để dànhtiền bị âm (ở ví dụ). Được tính bằng cách lấy đường MACD trừ đi đường Signal

    Các thanh của biểu đồ cột này dùng để đo mức độ phân kỳhội tụ của 2 đường trung bình động (MACD và Signal)

    4. Đường Zero: Là đường mốc ở số 0 (là ranh giới giữa tiền để dànhtiền bị âm, như ở ví dụ)

    Việc 2 đường trung bình động (MACD và Signal) vượt đường Zero cho thấy điểm khởi đầu của xu hướng tăng hoặc giảm.

    Có lẽ bạn sẽ thắc mắc: Vì sao đường MACD lại có các con số 12-26-9?

    Để tìm hiểu chuyên sâu về MACD bạn hãy nghiên cứu link này:


    Link

    Nhưng tóm lại, các nhà nghiên cứu phân tích kỹ thuật đã nghiên cứu, thử nghiệm và đúc rút ra những con số như vậy, việc của chúng ta (nhà đầu tư) là áp dụng mà thôi.

    Giống như trong toán học: Thì 1+1=2, và chúng ta thừa nhận điều đó là đúng để làm các phép tính khác (như 1+2=3; 2+2=4…) chứ không ai bỏ thời gian đi chứng minh 1+1=2 là đúng hay sai cả.

    Vậy đường MACD dùng để làm gì? và nó có khác biệt thế nào so với đường MA. Bạn hãy đọc tiếp nhé!

    Xem thêm: Cách xác định các ngưỡng HỖ TRỢ & KHÁNG CỰ trên biểu đồ chứng khoán

    Cách sử dụng đường MACD để mua bán cổ phiếu

    duong-macd-trong-chung-khoan (3)
    VD thực tế về cách sử dụng MACD xác định điểm mua-bán

    Mình lấy ví dụ (như hình bên trên):

    ♦ Khi đường màu xanh (đường Signal) cắt lên trên đường màu cam (đường MACD) → thì MUA ngay.

    ♦ Khi đường màu xanh (đường Signal) cắt xuống dưới đường màu cam (đường MACD) → thì BÁN ngay.

    Tiếp tục như vậy, khi đường màu xanh (Signal) cắt lên trên đường màu cam (MACD) thì lại mua tiếp. Và màu xanh (Signal) cắt xuống màu cam (MACD) thì lại bán tiếp.

    Vậy dùng đường MACD có khác gì so với đường trung bình MA?

    Đối với đường trung bình MA chúng ta MUA khi giá vượt lên đường trung bình. Rồi đợi cho đến khi giá cắt xuống đường trung bình rồi mới bán.

    Nhất là việc chúng ta giữ cổ phiếu cho đến hết chu kỳ tăng (Uptrend)

    duong-macd-trong-chung-khoan (4)
    MUA khi giá cắt lên MA20; chỉ BÁN khi giá cắt xuống MA20

    Còn đối với MACD, cùng trên cùng một đoạn giá giống nhau, nhưng MACD cho tín hiệu mua đi bán lại rất nhiều lần để ăn lãi ở những con sóng nhỏ hơn và tránh được những cú điều chỉnh giảm nhẹ

    duong-macd-trong-chung-khoan (5)
    Mua bán liên tục theo tín hiệu MACD

    MACD cho tín hiệu mua bán sớm hơn đường MA giúp cảnh báo trước những cú điều chỉnh giảm (dù mạnh hay nhẹ) nhà đầu tư có thể chốt lãi sớm bảo vệ thành quả của mình tốt hơn, đồng thời tránh rơi vào bị động nếu rơi phải cú điều chỉnh mạnh.

    ♦ Nếu bạn là nhà đầu tư lướt sóng, có nhiều thời gian rảnh thì nên dùng đường MACD

    ♦ Nếu bạn bận đi làm, không có thời gian để mua đi – bán lại liên tục thì chỉ cần dùng đường trung bình MA20 là được rồi

    Tóm lại: Chọn sử dụng đường nào là tùy khẩu vị của bạn:

    • Thích thảnh thơi thì chọn đường trung bình
    • Thích bán chốt lãi ở những đỉnh nhỏ và né tránh những nhịp điều chỉnh nhẹ → thì chọn dùng đường MACD.

    Cách vẽ đường MACD trên biểu đồ kỹ thuật.

    Để vẽ và theo dõi đường MACD trên cả máy tínhđiện thoại thì mình khuyên bạn nên sử dụng biểu đồ kỹ thuật của TradingView.com như đã hướng dẫn ở bài viết trước

    *Nếu trên thiết bị di động thì bạn nên tải App của TradingView về cho dễ sử dụng và tạo tài khoản đăng nhập để tư động lưu các chỉ báo đã vẽ (lần sau vào xem không cần phải vẽ lại) và không bị hạn chế xem.

    Để vẽ đường MACD bạn làm như sau:

    Bước 1: Truy cập vào biểu đồ kỹ thuật của TradingView qua link dưới đây:


    Biểu đồ TradingView.com

    Bước 2: Chọn mã cổ phiếu muốn xem ở góc bên trái. Ví dụ mình muốn xem cổ phiếu Hòa Phát (HPG)

    duong-macd-trong-chung-khoan (6)

    Bước 3: Vẽ chỉ báo MACD:

    – Bạn bấm vào biểu tượng chỉ báo ở thanh công cụ bên trên để mở hộp thoại “Các chỉ báo & chiến lược

    duong-macd-trong-chung-khoan (7)

    – Bạn gõ “MACD” vào ô tìm kiếm → Chọn MACD (như hình bên dưới)

    duong-macd-trong-chung-khoan (8)

    – Sau đó, Chỉ báo MACD sẽ hiện ra ở phía dưới biểu đồ giá như sau:

    duong-macd-trong-chung-khoan (9)

    Như vậy là xong. Bạn hãy áp dụng những kiến thức mình hướng dẫn ở trên để thực hành xác định các điểm hội tụ / phân kỳ trên MACD → Sau đó xác định các điểm mua bán hợp lý trên biểu đồ.

    Xem thêm: Đường xu hướng là gì? Cách vẽ đường xu hướng trên biểu đồ chứng khoán

    Kết luận

    MACD là một chỉ báo tuyệt vời dành cho những nhà đầu tư thích giao dịch lướt sóng, bởi tính linh hoạt với giá, cho tín hiệu mua bán liên tục.

    Tuy nhiên, mọi chỉ báo đều chỉ mang tính tương đối và xác suất, vì vậy, bạn cần kết hợp các chỉ báo lại (đã học ở những bài trước) với nhau để cho ra những kết quả chính hơn. Đồng thời, cũng cần phân tích cơ bản để lựa chọn cổ phiếu tốt, và mua khi có những tin tốt cho cổ phiếu.

    Để ra khơi thuận buồm xuôi gió thì bạn hãy nhớ rằng:

    • Phải chọn được “thuyền tốt” (cổ phiếu tốt, dựa vào phân tích cơ bản)
    • Và khởi hành khi “thời tiết đẹp” (tín hiệu mua-bán trên biểu đồ kỹ thuật)

    Chúc bạn thành công!

    ♦ Bài viết tiếp theo: Dải Bollinger là gì? – Tuyệt chiêu “Rồng phun lửa” trong chứng khoán

    22

    Hữu ích