lam-gi-khi-co-phieu-bi-huy-niem-yet (4)

Làm gì khi cổ phiếu tôi mua bị hủy niêm yết?

→ Xem lại bài viết trước: 4 bước để trở thành nhà đầu tư tài chính kiệt xuất

Nếu bạn có theo dõi kiến thức mình hướng dẫn từ đầu tới hiện tại hoặc đã nắm được những kiến thức cơ bản về đầu tư chứng khoán thì điều này ít khi xảy ra, bởi:

Một doanh nghiệp không thể bị hủy niêm yết một cách bất thình lình mà trước đó đã xuất hiện một số dấu hiệu như:

  1. Thua lỗ nặng nề triền miên (có thể biết được bằng cách phân tích báo cáo tài chính)
  2. Bị Sở giao dịch chứng khoán đưa vào diện kiểm soát đặc biệt.

Nếu bạn biết 2 điều này thì sẽ không bao giờ nắm giữ cổ phiếu đó.

Còn nếu bạn là người mới vào nghề, chưa nắm được các kiến thức căn bản về đầu tư chứng khoán, mà lỡ “cầm nhầm” những cổ phiếu đó thì phải làm sao?

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý. Hãy kéo xuống và xem ngay nhé!

[mailmunch-form id=”1056843″]

Nội dung chính:
  • Cổ phiếu bị hủy niêm yết trong những trường hợp nào?
  • Công ty bị hủy niêm yết sẽ như thế nào?
  • Ví dụ về Công ty bị hủy niêm yết
  • Cách xử lý cổ phiếu bị hủy niêm yết
  • Bài học rút ra
  • Bài viết tiếp theo
  • Cổ phiếu bị hủy niêm yết trong những trường hợp nào?

    Theo quy định của pháp luật (Cụ thể: tại điều 14, Nghị định 14/2007/NĐ-CP ngày 19/1/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán) thì có 2 trường hợp hủy niêm yết cổ phiếu, gồm:

    • Hủy niêm yết bắt buộc;
    • Hủy niêm yết tự nguyện.
    lam-gi-khi-co-phieu-bi-huy-niem-yet (1)
    Những trường hợp nào cổ phiếu bị hủy niêm yết? (Ảnh minh họa)

    Hủy niêm yết bắt buộc: Là trường hợp Công ty niêm yết không còn đáp ứng được các quy định như:

    • Hoạt động sản xuất kinh doanh chính bị ngừng hoạt động từ 1 năm trở lên
    • Công ty bị lỗ 3 năm liên tiếp và tổng số lỗ vượt quá số vốn chủ sở hữu trong báo cáo tài chính gần nhất
    • Và một số quy định khác

    Hủy niêm yết tự nguyện: Là trường hợp Công ty niêm yết đề nghị hủy bỏ niêm yết (giống như trường hợp một số Công ty phải làm đơn hủy niêm yết tự nguyện để chuyển ra sàn Hà Nội) và có nghị quyết đại hội cổ đông đồng ý.

    Công ty bị hủy niêm yết sẽ như thế nào?

    lam-gi-khi-co-phieu-bi-huy-niem-yet (2)
    Công ty bị hủy niêm yết sẽ ra sao? (Ảnh minh họa)

    Công ty bị hủy niêm yết thì các cổ đông nhỏ sẽ bị thiệt hại lớn, do rất khó chuyển số cổ phiếu đang nắm giữ thành tiền mặt.

    Để bảo vệ quyền lợi cho cổ đông, chính Công ty phải dùng tiền đang có hoặc bán tài sản (máy móc, nhà xưởng, bất động sản…) để mua lại cổ phiếu đó.

    Còn nếu doanh nghiệp không mua, thì Ủy Ban Chứng Khoán nhà nước yêu cầu doanh nghiệp đó chuyển cổ phiếu sang giao dịch trên sàn UPCOM (sàn giao dịch không chính thức hay sàn thứ cấp) để nhà đầu tư có thể tiếp tục bán cổ phiếu tại đây.

    *Sàn HOSE và HNX là sàn chính thức

    Xem thêm: Giới thiệu 03 sàn giao dịch HOSE, HNX và UPCOM

    Ví dụ về Công ty bị hủy niêm yết

    Ví dụ 1: Công ty Cổ phần Cáp Sài Gòn (CSG): Hội đồng quản trị cho cổ đông tạm ứng trước 9.300 đồng/cổ phiếu, với 26.680.820 cổ phiếu đang lưu hành, CSG sẽ phải bỏ ra 248 tỷ đồng để tạm ứng cho cổ đông ngay sau khi hủy niêm yết, và được cơ quan quản lý cho phép giải thể.

    Ví dụ 2: Công ty Cổ phần Nước giải khát Sài Gòn Tribeco (TRI) thông báo sẽ giải quyết quyền lợi cho cổ đông sau khi hủy niêm yết theo phương án sau: Cổ đông nội bộ sẽ chào mua cổ phiếu công khai để bảo vệ quyền lợi cổ đông, và sau khi hủy niêm yết, nếu công ty tiếp tục là công ty đại chúng thì cam kết đăng ký giao dịch trên thị trường cổ phiếu của các công ty đại chúng chưa niêm yết (sàn UPCOM) để tạo điều kiện cho nhà đầu tư chuyển nhượng cổ phiếu.

    Cách xử lý cổ phiếu bị hủy niêm yết

    lam-gi-khi-co-phieu-bi-huy-niem-yet (3)
    Xử lý cổ phiếu bị hủy niêm yết (ảnh minh họa)

    Nói chung khi cổ phiếu bị hủy niêm yết thì các cổ đông đều bị thiệt hại, đặc biệt là cổ đông nhỏ lẻ, bởi việc thanh khoản sẽ rất khó khăn, nhưng vẫn có 2 cách xử lý sau đây:

    Cách 1: Bạn theo dõi, đợi đến khi cổ phiếu của Công ty bị hủy niêm yết chuyển sang giao dịch trên sàn UPCOM thì đặt lệnh bán để thu tiền về.

    Cách 2: Bạn liên hệ Công ty chứng khoán nơi mở tài khoản, để nhờ họ can thiệp giải quyết giùm bạn.

    Không đảm bảo cả 2 cách sẽ thành công, nhưng có thể sẽ giúp bạn lấy về một phần vốn, “còn nước thì còn tát“, tại sao không thử.

    Quyền lợi của mình thì tự mình phải bảo vệ đến cùng. Mà cách tốt nhất để tự bảo vệ quyền lợi của mình là đừng bao giờ đụng vào cổ phiếu có nguy cơ bị hủy niêm yết.

    Xem thêm: Cổ phiếu nên tránh #1: Cổ phiếu “phế thải” có giá quá thấp

    Bài học rút ra

    Trên Blog mình đã hướng dẫn rất kỹ cách lựa chọn cổ phiếu tốt và những cổ phiếu nên tránh, bạn hãy nghiên cứu và hãy chọn ra cho mình những công ty thực sự tốt và có triển vọng phát triển trong tương lai. Chứ đừng ham “cổ phiếu rẻ” mà mua vào là dở.

    Bạn hãy xem seri bài viết tự học đầu tư chứng khoán tại đây, hoặc đăng ký khóa học đầu tư chứng khoán cơ bản (bằng video) dành cho người mới bên dưới, để học cách phân tích cơ bản, tránh “cầm nhầm” những cổ phiếu “dởm” có nguy cơ bị hủy niêm yết nhé.

    ♦ Bài viết tiếp theo: Chứng khoán VN có “đội lái” thao túng thị trường không?

    117