huong-dan-thuc-hanh-phan-tich-bao-cao-tai-chinh (2)

Thực hành phân tích Báo cáo tài chính trong ĐTCK

Qua Mô-đun 3 về Phân tích Báo cáo tài chính, bạn cũng đã học được tương đối nhiều kiến thức. Tuy nhiên, nếu học mà chỉ để đó như vậy thì sẽ không có tác dụng.

Chính vì vậy, bài viết hôm nay mình sẽ giúp bạn đi vào thực hành phân tích một báo cáo tài chính thực tế. Để bạn biết nên bắt đầu từ đâu? Cần phân tích và chú ý những số liệu gì? Lý giải các số liệu đó ra sao?. Chứ không phải phân tích Báo cáo tài chính là bạn đọc một mạnh từ đầu đến cuối. Và chẳng rút ra được điều gì.

Mình vẫn nhắc lại nguyên tắc 20/80 trong mọi lĩnh vực, đó là: Bạn chỉ cần làm 20%những gì quan trọng nhất, cần thiết nhất. Bởi 20% bạn làm sẽ quyết định 80% kết quả đạt được.

Chúng ta cùng bắt đầu ngay nhé!

Ở bài này mình sẽ Báo cáo tài chính của KDC (Tập đoàn Kido) để hướng dẫn bạn thực hành. Khi phân tích Báo cáo tài chính của Công ty khác bạn làm tương tự.

1. Tải báo cáo tài chính của KDC

Bạn hãy bấm vào link bên dưới để mở báo cáo hợp nhất Quý II/2020 của KDC

Xem thêm: Cách tải báo cáo tài chính của các Công ty niêm yết

2. Báo cáo kết quả kinh doanh

Bạn kéo xuống Báo cáo kết quả kinh doanh tại trang 9 trong Báo cáo tài chính (như hình bên dưới)

So sánh số liệu Quý II/2021 với số liệu cùng kỳ năm trước (tức Quý II/2020), ta được kết quả như sau:

huong-dan-thuc-hanh-phan-tich-bao-cao-tai-chinh (3)
BC Kết quả kinh doanh (Trang 10 - BCTC)

Bạn để ý các mục mình đã khoanh lại, sẽ thấy:

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Tăng (+33,6%)

2. Các khoản giảm trừ doanh thu: Tăng mạnh (+50,3%)

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Tăng (+33,3%)

6. Doanh thu hoạt động tài chính: Tăng mạnh (+119,1%)

7. Chi phí tài chính tăng: 26,1%

10. Chi phí quản lý doanh nghiệp: Giảm mạnh (-83,24%)

Câu hỏi: Nhìn vào những con số trên, bạn có phát hiện ra điểm bất thường gì không?

↓  ↓  ↓

Đúng vậy! Tại các mục:

   2. Các khoản giảm trừ doanh thu tăng đột biến (+50,3%). Vì sao vậy?

   6. Doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh (+119,1%). Điều này có nghĩa là gì?

  10. Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm mạnh (-83,24%). Lý do là vì sao?

huong-dan-thuc-hanh-phan-tich-bao-cao-tai-chinh (4)
Hãy chú ý cột Thuyết minh

Để biết lý do vì sao lại có kết quả tăng đột biến như vậy. Bạn hãy theo mã số ở cột thuyết minh và kéo xuống để xem lý giải về các con số trên.

3. Phân tích chi tiết

Lý do các khoản giảm trừ doanh thu tăng đột biến (+50,3%)

Kéo xuống phần thuyết minh: 22.1. Bạn thấy:

huong-dan-thuc-hanh-phan-tich-bao-cao-tai-chinh (5)
Thuyết minh Các khoản giảm trừ doanh thu

Lý do các khoản giảm trừ doanh thu tăng đột biến (+50,3%) là:

Chiết khấu thương mại (chiết khấu cho các đại lý, nhà phân phối): tăng 37%

Hàng bán bị trả lại: tăng đến 77,54%

Giảm giá hàng bán (khuyến mãi): tăng 100%

Lý do doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh (+119,1%)

Kéo xuống phần thuyết minh: 22.2. Bạn thấy:

Thuyết minh Doanh thu hoạt động tài chính

Doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh chủ yếu do đem tiền đi gửi ngân hàng để lấy lãi, tức lãi tiền gửi tăng đến 131,42%

Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm mạnh (-83,24%). Vì sao vậy?

Kéo xuống phần thuyết minh: 26. Bạn thấy:

huong-dan-thuc-hanh-phan-tich-bao-cao-tai-chinh (1)
Thuyết minh chi phí quản lý doanh nghiệp

Khoản chi phí quản lý doanh nghiệp giảm mạnh do: hoàn nhập (hoàn trả) lại từ khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi lên đến 734,28%.

Trong hoạt động quản lý của mình. Doanh nghiệp thường trích ra một khoản để dự phòng những trường hợp rủi ro (như nợ phải thu khó đòi). Nhưng nếu không dùng đến (tức rủi ro chưa xảy ra), số tiền này sẽ được hoàn trả lại doanh nghiệp.

Ví dụ: Bạn nhận lương là 10 triệu/tháng. Bạn dành 2 triệu để dự phòng cho những trường hợp rủi ro khẩn cấp (như ốm đau, mua thuốc, đi viện…); 8 triệu còn lại dùng để sinh hoạt. Nếu trong 1 tháng bạn không bị sao thì số tiền 2 triệu sẽ được hoàn trả về tiền sinh hoạt.

Kết luận

Như vậy, khi đọc Báo cáo tài chính, chủ yếu chúng ta sẽ phân tích Báo cáo Kết quả kinh doanh (ở trang 9, 10 trong BCTC), bạn cần nhìn ra những con số bất thường giữa năm nay và năm trước, như tăng/giảm đột biến (trên 50%) và tìm hiểu lý do vì sao (ở phần thuyết minh trong BCTC). Dựa vào những kiến thức đã được học ở bài trước để tìm ra vấn đề hay những điểm đột phá của doanh nghiệp.

Bạn nên nhớ những phần này báo chí rất ít khi nhắc đến. Những nhà đầu tư chuyên nghiệp hay các quỹ đầu tư khi lựa chọn cổ phiếu để đưa vào danh mục họ để nghiên cứu rất kỹ phần này.

Cách phân tích như trên nhằm thị phạm cho bạn biết cách nghiên cứu Báo cáo tài chính, bởi vì báo cáo tài chính rất dài, và nhiều số liệu khô khan Vì thế khi đọc, bạn chỉ cần chú ý đến đến những mục quan trọng (trong Báo cáo kết quả kinh doanh) để phát hiện những điểm bất thường và tìm hiểu rõ lý do.

Tổng kết lại Mô-đun 3, gồm:

1. Phân tích Báo cáo tài chính (gồm: 5 nội dung)

2. Chỉ số tài chính (gồm: 8 nội dung)

3. Phân tích BCTC chuyên sâu (gồm: 3 nội dung)

Bài viết này đã khép lại phần Phân tích BCTC Chuyên sâu trong Mô-đun 3. Những bài viết tiếp theo, mình sẽ giải đáp một số vấn đề mà bạn đọc hay gặp phải trong Phân tích Báo cáo tài chính cũng như Đầu tư chứng khoán nói chung.

Đừng bỏ lỡ nhé!

♦ Bài viết tiếp theo: Có 5 triệu mỗi tháng! Nên mua cổ phiếu nào để đầu tư dài hạn?

Bình luận bằng facebook
42