san-pham-bao-hoa (1)

Cổ phiếu nên tránh #4: Công ty có sản phẩm dễ bão hòa & lỗi thời!

→ Bài viết trước: Công ty dễ bị khách hàng chi phối – ép giá – độc quyền (cổ phiếu nên tránh #3)

Xã hội ngày ngay phát triển và thay đổi với tốc độ “tên lửa”. Một sự kiện ngày hôm qua đang là hot trend, thì hôm nay cũng có thể trở thành lỗi thời. Đó là quy luật phát triển tất yếu!

Do đó, một doanh nghiệp đang kinh doanh những sản phẩm dễ trở nên lỗi thời &bão hòa, thì sẽ rất khó để cạnh tranhtồn tại!

Vậy tại sao bạn cần tránh mua cổ phiếu của những Công ty có sản phẩm dễ bão hòa & lỗi thời? Chúng ta sẽ cùng làm rõ qua bài viết dưới đây!

[mailmunch-form id=”1056843″]

Cổ phiếu nên tránh #4: Công ty có sản phẩm dễ bão hòa & lỗi thời!

Nội dung chính:
  • Câu chuyện về sự sụp đổ của một sản phẩm lỗi thời
  • Nên tránh những Công ty như thế nào?
  • Ví dụ thực tế về sản phẩm lỗi thời ở Việt nam
  • Có đối thủ xuất hiện là như thế nào?
  • Bài học rút ra
  • Bài viết tiếp theo
  • Câu chuyện về sự sụp đổ của một sản phẩm lỗi thời!

    Cách đây hơn 30 năm, ngành công nghiệp và dịch vụ băng Video phát triển rất phồn thịnh, tạo nên cơn sốt Video trên toàn cầu

    san-pham-bao-hoa (3)

    Sau đó DVD và dòng sản phẩm kỹ thuật số xuất hiện thầm lặng tấn công thị trường Video. Thói quen người dùng thay đổi và ưa chuộng những công nghệ mới hơn

    Thế nhưng các doanh nghiệp theo trường phái cổ điển vẫn “đường ta ta cứ đi” và phớt lờ những gì đang diễn ra!

    san-pham-bao-hoa (4)
    Các DN sản xuất băng Video vẫn cứ “đường ta ta cứ đi” và phớt lờ những gì đang diễn ra!

    Hậu quả là: Họ nhanh chóng sập tiệm khi bị các đối thủ mới hớt tay trên toàn bộ khách hàng.

    Bài học rút ra từ câu chuyện băng Video bị khai tử theo quy luật đào thải là gì?

    Nếu không theo dõi xu hướng mới của thị trường thế giới, thì có ngày sản phẩm sẽ trở nên lỗi thời doanh nghiệp sẽ bị loại bỏ khỏi cuộc chơi!

    Xem thêm: Cách chọn ngành nghề phù hợp trong đầu tư chứng khoán

    Nên tránh những Công ty như thế nào?

    Bạn nên tránh những Công ty đang kinh doanh những loại sản phẩm như sau:

    1. Hàng hóa có đầy ngoài thị trường, thừa mứa đến mức bão hòa. Có quá nhiều đối thủ sản xuất sản phẩm đó

    san-pham-bao-hoa (7)
    Hàng hóa thừa mứa đến mức bão hào

    2. Sản phẩm dễ bị lỗi thời, bị mọi người liên tục chạy theo xu hướng mới Hàng tồn kho chất đống, tiêu thụ rất chậm.

    3. Muốn bán được hàng thì phải cạnh tranh về giá tức là giảm giá, khuyến mãi liên tục để đẩy hàng đi cuối cùng đành phải bán lỗ!

    4. Sản phẩm nghe qua thì có vẻ hay, nhưng thực tế thì chẳng ai thèm mua.

    Ví dụ: thuốc lá không khói, thực ra đây là sản phẩm tốt cho môi trường sống, không gây hại cho người xung quanh.

    Tuy nhiên, người hút thuốc lại không thích như vậy, họ muốn tận hưởng mùi vị khói bay đó mới chính là vấn đề của sản phẩm.

    Xem thêm: Tại sao nên mua cổ phiếu Công ty có sản phẩm Tốt & Nổi tiếng

    Ví dụ thực tế về sản phẩm lỗi thời ở Việt Nam

    Bài học về sự đuối sức của thương hiệu Arirang

    Nếu đã từng đi hát karaoke, chắc hẳn bạn đã từng nhìn thấy thương hiệu Arirang của Maseco (Công ty CP Dịch vụ Phú Nhuận), mã chứng khoán là MSC

    san-pham-bao-hoa (6)
    Arirang đã từng là thương hiệu mạnh về sản xuất máy hát và đĩa nhạc karaoke

    Maseco sớm được thành lập từ những năm 1990, khá thành công với thương hiệu điện tử Arirang, từ âm ly, loa, micro, dàn karaoke…. đến tivi.

    Suốt 20 năm qua Maseco luôn được biết đến là nhà sản xuất hàng đầu về máy hát và đĩa nhạc karaoke, thống trị đa số các phòng hát karaoke trên cả nước

    Tuy nhiên, càng về sau, thương hiệu Arirang càng tỏ ra “đuối sức” trên thị trường. Hàng hóa bị lạc hậu về kỹ thuật, lỗi mốt, lỗi thời, không còn phù hợp với nhu cầu thị trường.

    Nguyên nhân là vì: Phong trào hát karaoke online với âm thanh hay hơn, và dòng loa kẹo kéo lên ngôi. Hầu như không ai còn mua đĩa karaoke Midi lỗi thời và dàn karaoke cồng kềnh bất tiện nữa

    san-pham-bao-hoa (5)
    Sự xuất hiện của karaoke online đã khiến những sản phẩm của Arirang trở nên lỗi thời

    Với sản phẩm mới trên thị trường này người dùng có thể hát karaoke online mọi lúc mọi nơi.

    Có đối thủ xuất hiện là như thế nào?

    Ngoài ra, sản phẩm bão hòa còn do nguyên nhân có đối thủ lớn xuất hiện giành thị phần.

    Ví dụ về ngành Bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam

    Tình hình tăng trưởng của ngành bảo hiểm nhân thọ, nhìn chung vẫn chưa có tín hiệu khả quan

    san-pham-bao-hoa (2)

    Bão hòa trong bán bảo hiểm là tình trạng có thể thấy ở các doanh nghiệp, vì vậy sự cạnh tranh trong ngành bảo hiểm ngày càng khốc liệt.

    Thị trường của ngành bảo hiểm nhân thọ tính theo doanh thu phí bảo hiểm đang có sự thay đổi

    Theo đó, Prudential đang ở ngôi vị đầu bảng với 39,9% thị phần, kế đó là Bảo Việt (BVS)  với 38,4% thị phần, Manulife chiếm 10,8% thị phần, AIA chiếm 7,7% thị phần, Bảo Minh – CMG chiếm 3,2%.

    Bài học rút ra

    Thay đổi để thích nghi là cách tốt nhất để không bị đào thải.

    Không những doanh nghiệp mà ngay cả nhà đầu tư cũng cần phải nhạy bén, thường xuyên cập nhật và nắm bắt xu hướng của thời đại để có thể tồn tại và chiến thắng trên thương trường.

    Cách nhanh nhất để nhận biết sản phẩm Công ty có bị hết thời hay không là xem tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận hàng năm của Công ty đó.

    Nếu tăng trưởng là âm thì đó là dấu hiệu đáng lo!

    ♦ Bài viết tiếp theo: CP nên tránh #5: Sở hữu chéo “phức tạp” trong doanh nghiệp

    13

    Hữu ích

    Write a response