→ Bài viết trước: Biểu đồ “siêu lợi nhuận” – Lý thuyết “Vỡ hộp” Darvas
Thời điểm này có nên mua cổ phiếu? Là câu hỏi của rất nhiều người khi mới phân tích kỹ thuật chứng khoán thắc mắc.
Ở những bài viết trước mình đã giới thiệu và hướng dẫn chi tiết về các dạng biểu đồ giúp mang lại “siêu lợi nhuận”. Còn ở bài viết này mình sẽ lưu ý giúp bạn những dạng biểu đồ mà bạn KHÔNG NÊN MUA → để tránh “mất tiền oan” khi vào lệnh.
Vậy, Có những dạng biểu đồ nào bạn nên TRÁNH MUA? Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Câu hỏi 1: Có nên mua cổ phiếu khi giá đã tăng cao từ nền tích lũy?
Mình xin trả lời luôn là: KHÔNG!
Lý do là vì: Rủi ro sụt giá → sẽ khiến bạn “mất tiền” và mất ăn mất ngủ.
Câu chuyện Newton mua cổ phiếu South Sea
Dưới đây là câu chuyện có thật của nhà bác học Newton. Ông đã mua cổ phiếu South Sea từ khi nó mới bắt đầu tăng từ vùng đáy tích lũy.
♦ Newton đầu tư một ít tiền ở mức giá thấp (Newton invests a bit) → rồi bán lại với giá gần gấp đôi (Newton exits happy).
Hưởng thụ niềm vui quá sớm (ăn non), đã khiến ông tiếc nuối và phạm cả sai lầm về sau:
Biến KHÔNG thành CÓ: Giai đoạn đầu Newton kiếm được một khoản tiền nhỏ, và sớm rời khỏi cổ phiếu South Sea
Biến CÓ thành KHÔNG: Tuy nhiên, Newton đã bị mất một khoản tiền lớn ở giai đoạn sau. Bạn hãy đọc tiếp…
→ Xem thêm: Biểu đồ kỹ thuật có dạng nào sẽ mang lại “siêu lợi nhuận”?
Câu hỏi 2: Vì sao Newton mất tiền?
♦ Sau khi Newton bán → giá vẫn còn tiếp tục tăng cao → bạn bè của Newton trở nên giàu có (Newton’s friends get rich)
♦ Lúc này, lòng tham đã khiến Newton dồn hết tiền để quay lại mua ở mức giá cao hơn nữa → và thảm họa bắt đầu ập tới
♦ Giá cổ phiếu cách nền tích lũy (lúc Newton mua) quá xa, và lên đến đỉnh → vì không có nền tích lũy nào trước đó → nên cổ phiếu “mất đà” tăng tiếp → bị chốt lời mạnh tay → Giá tuột dốc “không phanh”.
Bài học ở đây là gì?
1. Khi giá tăng quá cao: Đừng mua cổ phiếu khi nó đã tăng lên quá mạnh trong quãng thời gian khá lâu, và trước đó không có nền đáy tích lũy nào cả.
2. “Tin ra là bán”: Báo chí là kẻ thù của những cổ phiếu giá cao. Nếu cổ phiếu nào được báo chí tung hô lên quá mức → thì hãy đề phòng.
→ Xem thêm: Khối lượng giao dịch “đột biến” – Mô hình “Khủng long thức giấc”
Câu hỏi 3: Vì sao Newton không bán cắt lỗ khi cổ phiếu giảm mạnh từ đỉnh?
♦ Khi giá cao chót vót từ đỉnh: Nhiều người đã mạnh tay chốt lời, cổ phiếu bị bán tháo → những nhà đầu tư khác cũng theo hiệu ứng “chim sợ cành cong” mà bán theo.
♦ Newton đành đau đớn giữ cổ phiếu đến lúc sụt giá thảm hại (bắt đầu có người mua) thì mới bán được.
Tại sao lại như vậy?
Khi tất cả mọi người đều đặt lệnh “bán tháo” cổ phiếu, thì muốn bán cũng không khớp được.
Lý do là bởi: Bên mua không có ai muốn “bắt dao rơi” cả.
Khi cổ phiếu giảm sàn nhiều phiên liên tiếp, và trở về gần như với mức giá ban đầu (lực mua bắt đáy xuất hiện) → lúc này thì Newton mới “thoát hàng” được.
Cuối cùng, ông đã phải thốt lên rằng: “Tôi có thể tính toán sự chuyển động của của vật thể, nhưng không thể đo lường được sự điên cuồng của con người”
Tâm sự ngoài lề:
Bởi vậy, không ai có thể dự đoán chính xác được thị trường, ngay cả nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett cũng phải thừa nhận điều này.
Mình cũng rất lấy làm buồn cười khi gần đây xuất hiện một số cá nhân và hội nhóm thường xuyên lôi kéo, rủ rê người khác tham gia đầu tư chứng khoán hay forex (ngoại hối)… và cam kết lãi 30-40%/tháng… thì đây hoàn toàn là điều viển vông.
Thị trường đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tâm lý con người, mà đặc trưng của tâm lý con người là “không ổn định”. Vì vậy, không ai có thể đoán được ngày mai người khác nghĩ gì.
Nếu chơi kiểu như vậy thì: Hôm nay bạn có thể có lãi, ngày mai bạn cũng có thể tiếp tục có lãi. Nhưng chỉ cần một ngày đẹp trời, toàn bộ lợi nhuận và và vốn của bạn sẽ “đội nón ra đi”. Mình đã chứng kiến rất nhiều người như vậy.
“Tích củi 3 năm, đốt trong 1 giờ”
Nếu coi thị trường chứng khoán là cái “sòng bạc lớn” thì bạn chỉ có thể thắng được theo 1 trong 3 cách:
1. Chiến thắng bằng cách tính xác suất và quản trị rủi ro → Cách chúng ta nên làm và đang làm (chậm nhưng mà chắc)
2. Chiến thắng nhờ yếu tố may rủi → Đây đích thực ra cờ bạc truyền thống rồi, cẩn thận “chỉ còn cái nịt”
3. Cờ bạc bịp: Cái này là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm (về tội thao túng chứng khoán)
→ Xem thêm: Biểu đồ “siêu lợi nhuận” – Mô hình “quả bóng nẩy lên dốc”
Kết luận
Qua bài học rút từ câu chuyện Newton → Thì bạn KHÔNG NÊN MUA cổ phiếu khi GIÁ rơi vào 1 trong 4 trường hợp sau:
1. Tăng thẳng đứng: Đã tăng nóng một thời gian dài (nếu tăng thoai thoải, nhẹ nhàng thì mới tốt)
2. Giảm thẳng đứng: Ngay trước đó bị bán tháo, giá giảm thẳng đứng (nếu giảm dần đều, thoai thoải thì mới tốt)
3. Co giật lên xuống với biên độ quá lớn: Lỏng lẻo (không co thắt, bó hẹp, siết chặt) thì sau này khó bung lên mạnh (BỊ NÉN THÌ MỚI BUNG)
4. Đang Downtrend: Giá giảm xuống dưới đường trung bình MA20, MA50, đồng thời đường trung bình đều hướng xuống.
♦ Bài viết tiếp theo: Khi nào nên BÁN CỔ PHIẾU để chốt lãi? (Phần 1)