ngay-giao-dich-khong-huong-quyen-la-gi (6)

Ngày giao dịch không hưởng quyền là gì? Mục đích, ý nghĩa của ngày GDKHQ

Thông thường, khi doanh nghiệp công bố lịch trả cổ tức có nhắc đến “Ngày giao dịch không hưởng quyền”. 

Ví dụ: Ngày 18/9/2021 là ngày giao dịch không hưởng quyền trả cổ tức của cổ phiếu X với tỷ lệ 25%…

Bạn thắc mắc không biết Ngày giao dịch không hưởng quyền là gì? mục đích ý nghĩa của nó ra sao? cũng như những quy định về việc được nhận cổ tức của doanh nghiệp liên quan đến ngày này.

Hãy kéo xuống và đọc ngay bài viết bên dưới để tìm câu trả lời nhé!

Trước khi trả lời câu hỏi WHAT (ngày GDKHQ là gì) mình sẽ trả lời câu hỏi WHY (tại sao lại có ngày giao dịch không hưởng quyền):

Tại sao có ngày giao dịch không hưởng quyền?

ngay-giao-dich-khong-huong-quyen-la-gi (2)

Cổ phiếu thường xuyên được giao dịch (mua đi bán lại) trên thị trường chứng khoán, nên sẽ có rất nhiều nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu của một công ty.

Theo quy định, mỗi năm công ty đều sẽ tổ chức “Đại Hội Cổ Đông” để báo cáo kết quả đã thực hiện trong 1 năm vừa qua và xác định hướng đi trong những năm tới, mà việc này đòi hỏi cần được thông qua ý kiến của cổ đông nên công ty sẽ phải xác định số lượng cổ đông đang hiện hữu để lên danh sách nhằm trao một số quyền lợi nhất định mà cổ đông được hưởng.

Nên trước khi diễn ra ngày “Đại Hội Cổ Đông” sẽ có 2 ngày quan trọng bạn cần quan tâm, đó là:

  • Ngày giao dịch không hưởng quyền
  • Ngày đăng ký cuối cùng

Vậy, “ngày giao dịch không hưởng quyền” là gì? (ngày GDKHQ)

Ngày GDKHQ: Là ngày giao dịch mà nhà đầu tư khi mua cổ phiếu sẽ không nhận được các quyền lợi của cổ đông

ngay-giao-dich-khong-huong-quyen-la-gi (3)
Ngày mà nhà đầu tư mua cổ phiếu sẽ không nhận được quyền cổ đông

Vậy, “quyền” ở đây được hiểu là những quyền gì?

Nhiều người sẽ hiểu là quyền ở đây là quyền nhận cổ tức, Tuy nhiên, cổ đông còn được có quyền mua cổ phiếu phát hành thêm với tỷ lệ hoặc giá ưu đãi, quyền bỏ phiếu, quyền đóng góp ý kiến đối với các hoạt động kinh doanh của công ty (Cụ thể các quyền này là gì sẽ được ghi rõ trong thông báo của công ty đó trước ngày GDKHQ). 

ngay-giao-dich-khong-huong-quyen-la-gi (4)

Ngoài ra, bạn cũng cần biết thêm một ngày quan trọng nữa là “ngày đăng ký cuối cùng”

Xem thêm: Bán khống là gì? Tại sao không có tài sản mà vẫn bán được?

Ngày đăng ký cuối cùng là gì?

Ngày đăng ký cuối cùng: là ngày chốt danh sách cổ đông đang sở hữu chứng khoán để thực hiện quyền của cổ đông. Tại ngày chốt danh sách, cổ đông có tên (trong danh sách) sẽ được nhận các quyền của mình như quyền nhận cổ tức, quyền tham dự ĐHCĐ, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm…

Tại sao lại có ngày đăng ký cuối cùng?

Vì khi mua bán chứng khoán sẽ có quy định thời hạn thanh toán là T+2 đối với các giao dịch bình thường. Tức là sau 02 ngày làm việc thì chứng khoán hoặc tiền sẽ về tài khoản của nhà đầu tư.

Ví dụ

♦ Bạn mua cổ phiếu vào ngày 1/1 (gọi thời điểm này là T hay T+0), thì phải đến sau ngày 3/1 (tức T+2) số lượng cổ phiếu đó mới về đến tài khoản chứng khoán của bạn (tức sau thời điểm T+2), lúc này bạn mới có thể giao dịch được.

♦ Ngược lại, bạn bán cổ phiếu vào ngày 1/1, thì phải đến sau ngày 3/1 số tiền bán chứng khoán mới về tài khoản của bạn, lúc này bạn mới có thể sử dụng số tiền đó để mua cổ phiếu tiếp hoặc rút về tài khoản ngân hàng.

Lưu ý: 

– T7, CN và những ngày lễ không tính là ngày làm việc, nếu bạn mua hay bán cổ phiếu trước những ngày đó, thì thời gian chờ đợi tiền (hoặc cổ phiếu) về tài khoản của bạn = 2 ngày làm việc + những ngày nghỉ này.

– Đối với trường hợp bán cổ phiếu, cố 1 cách bạn có thể sử dụng số tiền bán đó để giao dịch ngay bằng cách sử dụng chức năng “ứng trước tiền bán” mà công ty chứng khoán dùng tiền của mình để ứng cho bạn trước, tất nhiên là sẽ bị tính thêm một khoản phí nhỏ (với mức lãi suất: 0,037%/ngày)

ngay-giao-dich-khong-huong-quyen-la-gi (1)

Cách xác định “ngày giao dịch không hưởng quyền” để mua cổ phiếu

Như đã nói ở trên, trước khi sắp diễn ra ngày “Đại Hội Cổ Đông” công ty sẽ thông báo đến trung tâm lưu ký chứng khoán về ngày giao dịch không hưởng quyền, bạn có thể theo dõi thông tin này tại 2 trang báo đầu tư nổi tiếng là Cafef.vnVietstock.vn tại mục “cổ tức

ngay-giao-dich-khong-huong-quyen-la-gi (2)

Khi mua cổ phiếu trước ngày giao dịch không hưởng quyền bạn sẽ nhận được quyền cổ đông (tương ứng với số cổ phiếu mà bạn nắm giữ trước ngày này), không quan trọng là bạn đang nắm giữ bao nhiêu, chỉ cần có tên trong danh sách trước ngày đăng ký cuối cùng là bạn sẽ được thực hiện quyền cổ đông

Muốn nhận cổ tức thì nên mua cổ phiếu vào ngày nào?

ngay-giao-dich-khong-huong-quyen-la-gi (1)

Nhìn vào biểu đồ thời gian trên thì bạn sẽ thấy nếu như mua cổ phiếu từ ngày T+0 trở về trước thì bạn sẽ có tên trong danh sách cổ đông và sẽ nhận được quyền cổ đông.

Ví dụ: Một doanh nghiệp công bố tạm ứng chi trả cổ tức tỷ lệ 20% (tương ứng 2.000 đồng/CP). Ngày GDKHQ là ngày 6/6 (thứ 6). Ngày đăng ký cuối cùng là ngày 9/6 (thứ 2).

Như vậy, nếu một nhà đầu tư mua cổ phiếu từ ngày 6/6 trở đi thì sẽ không nhận được quyền hưởng cổ tức lần này.

Muốn nhận cổ tức, nhà đầu tư cần mua cổ phiếu trước ngày 6/6. Vì vào ngày 9/6, tất cả cổ đông có tên trong sổ đăng ký mới nhận được quyền nhận cổ tức trên.

Ứng dụng ngày GDKHQ để đầu tư chứng khoán thành công.

ngay-giao-dich-khong-huong-quyen-la-gi (5)
Ứng dụng ngày GDKHQ để đầu tư chứng khoán thành công.

Như đã hướng dẫn ở trên về việc xác định ngày giao dịch không hưởng quyền để mua cổ phiếu, bạn có thể áp dụng như chiến lược sau đây để đầu tư chứng khoán tìm kiếm lợi nhuận bền vững

Chiến lược giá tăng

Săn cổ phiếu trả cổ tức” là một trong những chiến lược được nhiều nhà đầu tư áp dụng. Bạn có thể thường xuyên vào trang Cafef.vn hoặc Vietstock.vn như mình hướng dẫn ở trên để theo dõi.

Khi có thông tin chia cổ tức khủng hoặc tỷ suất cổ tức cao thì thông thường sẽ ảnh hưởng tích cực đến giá cổ phiếu. (giá cổ phiếu thường sẽ tăng kèm theo khối lượng giao dịch lớn, vì lực mua mạnh khi ra tin, nhà đầu tư muốn nắm giữ cổ phiếu trước ngày GDKHQ để được nhận quyền cổ đông)

Chiến lược nhận cổ tức

Việc gửi tiết kiệm ngân hàng với lãi suất tiết kiệm dưới 7% dường như đã quá quen thuộc với mọi người, thì bây giờ khi đã biết đến đầu tư chứng khoán, bạn có thể lựa chọn những công ty trả cổ tức với tỉ lệ cao (cao hơn lãi suất ngân hàng), và có rất nhiều công ty như vậy, hãy thường xuyên đọc cafef để cập nhật

Chiến lược này thường phù hợp với những nhà đầu tư muốn nắm giữ cổ phiếu dài hạn (tính bằng năm). Còn nếu như muốn đầu tư lướt sóng thì bạn nên áp dụng chiến lược khác sẽ hiệu quả hơn.

“Sự đầu tư khôn ngoan chính là đầu tư vào bản thân mình” – Warren Buffett