mua-ban-sap-nhap-doanh-nghiep (1)

Thời điểm mua cổ phiếu #2: Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)

→ Bài viết trước: Thời điểm mua cổ phiếu #1: Nội bộ Công ty mua bán cổ phiếu

Mua bán sáp nhập (M&A) là gì? Vì sao mua bán sáp nhập doanh nghiệp là thời điểm tốt để mua vào cổ phiếu? Một số ví dụ thực tế về thương vụ M&A ở Việt Nam…Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!

Mua bán sáp nhập (M&A) là gì?

“Mua bán sáp nhập nói một cách đơn giản là CÁ LỚN NUỐT CÁ BÉ”

mua-ban-sap-nhap-doanh-nghiep (8)

Mua bán sáp nhập (M&A): Là việc Công ty lớn thâu tóm Công ty nhỏ, bằng cách mua cổ phiếu của Công ty nhỏ

Thông thường trong các vụ sáp nhập, Công ty A phải mua số lượng % cổ phiếu đủ lớn (trên 50%) để giành quyền kiểm soát Công ty B

Ví dụ 1: Google mua lại Youtube với mức giá 1,65 tỷ USD vào năm 2006, lúc đó Youtube vẫn chưa nổi tiếng như bây giờ đây là thương vụ sáp nhập thành công nhất của Google.

Ví dụ 2: BJC của Thái Lan mua lại hệ thống Metro của Việt Nam với giá 869 triệu USD, điều này giúp họ kiểm soát chuỗi bán lẻ, mở đường cho việc đưa hàng Thái Lan sang bán ở Việt Nam.

Lưu ý: M&A là viết tắt của “Mergers and Acquisitions” có nghĩa là mua bán và sáp nhập (đôi khi người đọc bảo mình ghi sai chính tả, phải là “Sát Nhập” mới đúng. Nhưng thực ra từ M&A được dịch ra tiếng việt là “Sáp Nhập”, báo chí và wikipedia cũng ghi là “Sáp Nhập”)

Ví dụ thực tế: Thương vụ thâu tóm (M&A) Công ty ở Việt Nam

Ví dụ: Công ty Masan (MSN) thâu tóm Công ty VinaCafé Biên Hoàn (VCF)

mua-ban-sap-nhap-doanh-nghiep (3)

Công ty Masan được mệnh danh là “ông vua nước chấm” với các sản phẩm: Nước mắm Nam Ngư, nước tương Chinsu, Tam Thái Tử… cho tới mỳ ăn liền Omachi, Tiến Vua…

Masan tiến hành thâu tóm bằng cách: Ngỏ ý muốn mua 13,3 triệu cổ phiếu của VinaCafé, tương đương với 50,11% số cổ phiếu. Tỷ lệ này đủ để Masan chiếm quyền kiểm soát Công ty Vinacafé

Khi kế hoạch thâu tóm bắt đầu bị ai đó tung ra ngoài và rò rỉ ở dạng tin đồn thì giá cổ phiếu VinaCafé đã rục rịch tăng lên

mua-ban-sap-nhap-doanh-nghiep (6)

Bên A: là Masan

Bên B (bị thâu tóm): là VinaCafe

Khi mới chỉ rò rỉ thông tin A sắp thâu tóm B (nghĩa là lúc thông tin mới bị tiết lộ, chứ A chưa chính thức tiến hành mua gom cổ phiếu B) thì cổ phiếu B đã bắt đầu tăng giá rất mạnh.

Vậy câu hỏi làVì sao VinaCafe chịu bán mình cho Masan?

↓  ↓  ↓

Trả lời: Trong trường hợp này cả 2 bên đều có lợi.

  • Masan có thêm một thương hiệu mới (là VinaCafe) đã nổi tiếng sẵn trên thị trường.
  • VinaCafe có thể tận dụng hệ thống phân phốitiềm lực khổng lồ của Masan để bán được nhiều hàng hơn

Quy trình thâu tóm được tiến hành như thế nào?

Giả sử có 2 Công ty A và B Công ty A muốn thâu tóm Công ty B…

Hay nói theo cách hài hước thì: 

Anh A muốn cưới chị B về làm vợ

Công ty A sẽ mua trên 50% cổ phần của B bằng 1 trong 2 cách:

mua-ban-sap-nhap-doanh-nghiep (4)

Cách 1: Thân thiện

  • A cam kết sẽ chăm sóc B, giúp B phát triển mạnh hơn sau khi sáp nhập
  • B chấp nhận về đội của A.

Như vậy A và B cưới nhau trong vui vẻ!

Cách 2: Thù địch

  • B là đứa con tinh thần của Chủ tich không chấp nhận bán mình cho kẻ khác
  • Nhưng A vẫn hung hăng, quyết tâm thâu tóm B cho bằng được

Như vậy A ép buộc B về làm vợ, bằng cách mua chuộc bố mẹ B để gả con gái cho mình như sau:

A công bố mua lại cổ phiếu của B bằng cách kêu gọi cổ đông của B bán lại cổ phiếu cho A (hãy bán hết cổ phiếu B cho tôi, tôi mua giá cao hơn giá trên thị trường

Thông thường A muốn mua cổ phiếu B với số lượng nhỏ thì chỉ cần đặt lệnh mua trên bảng điện tử là được. Tuy nhiên, muốn mua số lượng lớn thì phải báo cáo công khai với Sở giao dịch chứng khoán, cụ thể là:

Mua số lượng bao nhiêu?

Mua giá bao nhiêu?

Mua thời gian nào?

Nếu B không muốn bị thâu tóm, thì B phải làm gì?

Nếu không muốn bị thâu tóm, B sẽ thuyết phục cổ đông để họ trung thành với mình

“Hỡi cổ đông thân yêu, hãy giữ chặt cổ phiếu B chứ đừng bán cho A”

mua-ban-sap-nhap-doanh-nghiep (5)

Phương pháp phổ biến là B tuyên bố trả thêm cổ tức bằng tiền cho cổ đông B để họ thấy hấp dẫn tiếp tục nắm giữ cổ phiếu B và không bán ra cho A.

“Để tôi trả thêm cổ tức cho, cổ đông cứ giữ cổ phiếu để nhận cổ tức”

Ngoài ra, B tìm mọi cách đẩy giá cổ phiếu B lên thật cao để A không đủ tiền mua số lượng lớn. 

Cụ thể là: B đăng ký mua gom cổ phiếu B đang trôi nổi trên thị trường. Hoạt động này được gọi là mua cổ phiếu quỹ.

“Tôi muốn mua lại cổ phiếu của chính tôi để giành quyền kiểm soát”

Tóm lại để không bị cá lớn nuốt chửng thì phải làm cho mình lớn hơn

mua-ban-sap-nhap-doanh-nghiep (7)

Bằng cách đẩy giá cổ phiếu của mình lên cao để cá mập bỏ cuộc.

Vậy nhà đầu tư cá nhân như tôi nên mua hay bán cổ phiếu A và B?

Mình nói một cách đơn giản: Khi A tuyên bố muốn thâu tóm cổ phiếu B thì trong nhiều ngày tiếp theo:

♠ Giá cổ phiếu B (bị thâu tóm) sẽ tăng mạnh

♠ Giá cổ phiếu A (thâu tóm) sẽ giảm mạnh

Lý do là vì:

– A công bố mua lại hàng triệu cổ phiếu của Bchấp nhận mua giá cao hơn giá thị trường điều này giúp cổ phiếu B đột nhiên trở thành hàng HOT vì vậy giá sẽ tăng mạnh!

– Tuy nhiên, A phải mất rất nhiều thời gian mới có thể mua gom số lượng lớn như vậy vì thế các nhà đầu tư nhỏ lẻ đã chớp thời cơ nhảy vào mua trước cổ phiếu B trên thị trường để sau này bán lại cho A với giá cao hơn.

Tóm lại: Hiệu ứng đám đông đã tăng sức mua lên cao đẩy giá cổ phiếu B lên rất mạnh.

Câu hỏi: Vì sao giá cổ phiếu A lại giảm?

↓  ↓  ↓

Trả lời: Bạn hãy xem bức ảnh vui bên dưới:

mua-ban-sap-nhap-doanh-nghiep (2)

Sau khi anh A cưới chị B về làm vợ chị B huy hoàng, còn anh A điêu tàn.

Nghĩa là: Sau khi về chung 1 nhà, chị B được anh A chăm sóc. Ngược lại anh A phải cày cuốc nhiều hơn để bù vào số tiền đã bỏ ra cưới chị B về.

A gặp rất nhiều bất lợi sau khi cưới:

(1) Tiền sính lễ cưới vợ là không nhỏ: Do một phải chi ra một khoản tiền lớn để cưới B (mua cổ phiếu B với giá cao) A đối mặt với rủi ro mất cân đối tài chính

(2) Cưới vợ về thì phải lo cho vợ: A phải phân tán tâm trínguồn lực cho hoạt động kinh doanh của B Kết quả là việc kinh doanh chính của A có thể sẽ giảm sút.

(3) Cú sốc văn hóa (khủng hoảng sau hôn nhân) khi sống chung với mẹ chồng: Sau khi về một nhà, khác biệt văn hóabất đồng quan điểm giữa 2 đội ngũ quản lý Công ty trong giai đoạn đầu sẽ làm giảm năng suất tạm thời.

Kết luận:

Thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) doanh nghiệp là một sự kiện đáng để nhà đầu tư quan tâm, vì đây là cơ hội để bạn có thể mua cổ phiếu với giá hời và kiếm được một khoản lợi nhuận sau khi thương vụ sáp nhập thành công từ việc giá cổ phiếu tăng.

Để đầu tư thành công thì việc theo dõi nhưng tin tức và học hỏi không ngừng là điều tất yếu, bạn hãy thường xuyên vào trang cafef.vn hoặc vietstock.vn để xem nhưng thông tin mới nhất về các doanh nghiệp cũng như chuyển động của thị trường chứng khoán để lựa chọn ra cho mình thời điểm mua cổ phiếu tốt nhất.

Bình luận bằng facebook
24

Hữu ích

Viết bình luận của bạn