lam-sao-de-cai-thien-tri-thong-minh (1)

Trí thông minh có thể cải thiện 23% chỉ với 01 thói quen đơn giản này!

Trí thông minh có thể chia làm hai dạng: Trí thông minh cứngtrí thông minh mềm. Việc cải thiện trí thông minh cứng khá dễ, nhưng với trí thông minh mềm lại không đơn giản như vậy. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học đã chứng minh, với thói quen này, chúng ta có thể cải thiện 23% trí thông minh mềm của mình.

Vậy, trí thông minh cứng là gì? trí thông minh mềm là gì? Làm sao để cải thiện trí thông minh hiệu quả nhất? Chúng ta cùng tìm câu trả lời bên dưới nhé!

Quà tặng dành cho bạn đọc

1.  Bộ seri tự học PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN CƠ BẢN

2. Bộ seri tự học PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN KỸ THUẬT

3. Khóa học ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CƠ BẢN (bằng video) dành cho người mới:

4. Sự kiện chứng khoán đáng chú ý! (cập nhật hàng tuần)

1. Trí thông minh cứng

Trí thông minh cứng là khả năng sử dụng và tối ưu hóa những thông tin, kỹ năng và kinh nghiệm, mà bạn học tập được trong quá trình trưởng thành, để giải quyết những vấn đề tương tự.

Ví dụ như phương pháp để giải quyết một vấn đề thông thường trong công việc của bạn, hay kinh nghiệm để tránh những sai lầm thường gặp hoặc vấn đề bất lợi trong lĩnh vực của mình. Thì đây là trí thông minh mà bạn có thể học tập hoặc trải nghiệm mà có được. 

Chỉ cần bạn cần cù và siêng năng thì việc cải thiện trí thông minh cứng không hề khó.

lam-sao-de-cai-thien-tri-thong-minh (3)

→ Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết 8 loại trí thông minh và gợi ý nghề nghiệp phù hợp

2. Trí thông minh mềm

Trí thông minh mềm, thì ngược lại, nó là khả năng xác định thông tin, sử dụng tư duy để giải quyết một vấn đề phát sinh mới. Trí thông minh này không quan trọng bạn bao nhiêu tuổi, hay bạn đã từng trải như thế nào, mà phụ thuộc vào khả năng sáng tạo, nhận thứctầm nhìn của bạn.

Đây là trí thông minh thường gặp nhất ở những vị lãnh tụ vĩ đại, nhà tiên tri,hay những thiên tài…

Có thể nói việc cải thiện trí thông minh cứng tương đối dễ bởi bạn có thể học tập bằng cách đọc, nghe, thu thập nhiều sự kiện và thông tin,…Tuy nhiên với trí thông minh mềm, mọi việc lại không thuận lợi như vậy bởi nó không hoạt động dựa trên việc áp dụng những số liệu, sự kiện cụ thể, mà là khả năng linh hoạt trong các tình huống.

3. Làm sao để cải thiện trí thông minh mềm?

May mắn thay, các nghiên cứu mới đây cho thấy có một thói quen có thể giúp bạn cải thiện đáng kể trí thông minh mềm cũng như chỉ số IQ tổng quát – Thiền định

lam-sao-de-cai-thien-tri-thong-minh (5)
Thiền định - Cách duy nhất để cải thiện trí thông minh mềm

Thiền định không chỉ tốt cho sức khỏe sinh lý của bạn mà còn giúp giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng và thiết lập một trạng thái cân bằng cảm xúc.

Siegfried Othmer, cựu chủ tịch Khoa phản hồi sinh học thần kinh (Neurofeedback) của Hiệp hội Tâm lý học Ứng dụng và Phản ứng sinh học, đã tiến hành nghiên cứu phản hồi sinh học thần kinh bằng cách sử dụng kỹ thuật sóng não trên những người tham gia (một dạng thiền định cụ thể). Những người thiền định cho thấy mức tăng trung bình trong chỉ số IQ là 23%.

Không chỉ cải thiện chỉ số IQ, những người tham gia còn nhận thấy tác dụng lâu dài của thiền định – theo một nghiên cứu được tiến hành một năm sau đó – sự gia tăng đáng kể trong khả năng sáng tạo, tập trung và tự nhận thức.

Một nghiên cứu đáng kinh ngạc hơn trong bài viết “Consciousness and Cognition” cho thấy rằng chỉ 4 ngày sau khi áp dụng việc thiền định 20 phút mỗi ngày, những người tham gia ghi nhận sự trí nhớ của họ được cải thiện đáng kể, mức độ nhận thức cũng được cải thiện và mức độ căng thẳng giảm rõ rệt. Nhóm nghiên cứu này đạt được điểm số gấp 10 lần trên bài kiểm tra trí nhớ so với trước khi thực hiện thí nghiệm.

→ Xem thêm: Muốn thông minh hơn – Hãy ghi nhớ 16 thói quen này!

Tại sao thiền định lại cải thiện chỉ số IQ của bạn?

lam-sao-de-cai-thien-tri-thong-minh (2)
Đức Phật đạt được giác ngộ nhờ thiền định

Bằng chứng lịch sử là các nhà tu hành, ví dụ như Đức Phật từng dùng thiền định để đạt được sự giác ngộ và những kết quả tâm linh quý báu khác.

Còn về mặt khoa học giải thích rằng: Thiền định sâu làm chậm hoạt động của não. Khi sóng não chậm hơn (còn được gọi là trạng thái delta hoặc theta), não tự làm tăng tính dẻo dai của nó hay còn được biết đến là khả năng tái tổ chức. Bằng cách thực hành sự tập trung trong thiền định, cho dù là hơi thở, một câu thần chú, hay thậm chí là âm nhạc, bạn đang để bộ não được nghỉ ngơi một cách khoa học. Hãy để bộ não được nghỉ ngơi và trí thông minh sẽ được cải thiện.

Nếu bạn quyết định thử áp dụng phương pháp này, có rất nhiều cách để tiến hành. Một trong những ứng dụng phổ biến nhất là Headspace – công cụ hướng dẫn người dùng cách thiền định đồng thời cho phép bạn theo dõi và nhìn thấy sự tiến bộ.

Những lựa chọn khác bao gồm các chương trình sử dụng nhịp song âm (một dạng âm thanh đặc biệt, làm thay đổi tần số sóng não của người nghe) giúp kích thích hoạt động não hay kết nối bán cầu trái và trái của não. LifeFlow là một ứng dụng cung cấp cho người dùng chương trình thiền với 10 bản nhạc kết hợp nhịp song âm tần số thấp và nhịp đơn âm. Điều này kích thích một số hoạt động nhất định của não, cụ thể là các trạng thái sóng alpha, theta và delta, giúp bạn đi vào trạng thái thiền định sâu.

lam-sao-de-cai-thien-tri-thong-minh (4)

Cuối cùng, có nhiều lựa chọn miễn phí khác bạn có thể sử dụng. Bạn luôn có thể thực hành thiền chánh niệm cổ điển và ngồi nhắm mắt lại, tập trung vào hơi thở của mình. Hoặc bạn có thể nghe một bản nhạc đặc biệt yên bình và làm điều tương tự…

Tạp chí New England Journal of Medicine cho biết bạn phải thiền định tối thiểu 12 đến 15 phút mỗi lần để có được những lợi ích sức khỏe mà thiền định mang lại. Đây là khoảng thời gian hợp lý vì nó không quá dài cũng không quá ngắn. Các nghiên cứu về thiền định đều cho ra cùng kết quả rằng không phải thiền định càng lâu càng tốt mà bạn phải thiền định thường xuyên điều độ.

→ Xem thêm: 4 cuốn sách bạn nên đọc ngay! Nếu muốn cuộc sống tốt hơn 100 lần hiện tại

♦ Tham khảo thêm: