→ Bài viết trước: Biểu đồ có dạng như nào thì KHÔNG NÊN MUA cổ phiếu?
Phần lớn mọi người tham gia đầu tư chứng khoán đều có chung một mục đích, đó là “tìm kiếm lợi nhuận”. Vậy “khi nào nên BÁN CỔ PHIẾU để chốt lãi?” là câu hỏi được không ít các nhà đầu tư quan tâm.
Nhà đầu tư chốt lãi cổ phiếu cũng giống như người nông dân thu hoạch mùa màng, cần phải biết đâu là thời vụ thích hợp để “gặt hái”. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn xác định thời điểm bán cổ phiếu hợp lý để bảo vệ vững chắc thành quả đầu tư và tránh được những nhịp điều chỉnh giảm.
Vậy, bạn nên bán cổ phiếu để chốt lãi khi nào? Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Tại sao giá cổ phiếu đang tăng mạnh lại điều chỉnh giảm?
Câu hỏi của bạn đọc: “Cổ phiếu của em tăng rất mạnh, sau đó lại giảm. Vậy khi nào nên bán để chốt lãi?”
Để lý giải “vì sao giá đang tăng mạnh, sau đó lại giảm”, bạn hãy xem lại quy luật tăng giảm của của giá cổ phiếu theo quy tắc “quả bóng nẩy” như sau:
Giá cổ phiếu và đường trung bình (MA20) giống như 2 Anh Em (Anh và Em luôn quấn quýt bên nhau)
♦ Giá càng đi xa (Anh xa Em) → thì sẽ có xu hướng bị kéo sát trở lại đường trung bình (để được gần Em)
♦ Bạn nên MUA cổ phiếu → khi giá đã giảm sát về đường trung bình. Bởi vì khi giá điều chỉnh giảm gần về đường trung bình → thì sẽ có xu hướng bật lên ngay!
♦ Sau khi giá lại bật tăng lên cao (cách xa so với đường trung bình). Lúc này bạn đã có lãi, nhưng lại chần chừ không bán → vì nghĩ rằng nó vẫn còn tăng tiếp.
♦ Nhưng bản chất của “quả bóng nẩy” là: “Anh đi xa → thì sẽ lập tức trở về bên Em” (giá sẽ lại giảm về đường trung bình) → điều này sẽ khiến cho lợi nhuận của bạn bị bào mòn.
Vậy khi nào nên bán chốt lãi?
Nếu nhìn về dài hạn, thì giá sẽ tăng lên theo hình zigzag, nghĩa là khúc tăng, khúc giảm. Nhưng nhiều nhà đầu tư mới dễ bị tâm lý yếu, không chịu đựng được những lúc giá giảm, thì nên áp dụng chiến lược dưới đây để tránh nỗi đau.
Chiến lược mua – bán cổ phiếu ngắn hạn
Nếu bạn là nhà đầu tư ngắn hạn, không thể chịu đựng được những đợt sụt giảm, thì nên mua bán theo chiến lược như sau:
⇒ MUA cổ phiếu khi “Anh gần Em”: Giá điều chỉnh giảm về sát đường trung bình trong một xu hướng tăng rõ ràng.
⇒ BÁN cổ phiếu khi “Anh xa Em”: Giá cách xa đường trung bình và bắt đầu cắm đầu xuống.
Tiếp theo, đợi giá giảm về gần đường trung bình thì MUA lại, cứ thế làm tiếp vòng mới.
♠ Đó là bí quyết mua-bán dành cho những nhà đầu tư ngắn hạn. Còn nếu tâm lý bạn vững vàng trước mọi đợt điều chỉnh giảm, kiên định được cho đến khi xu hướng tăng (Uptrend) kết thúc, thì hãy xem ở bài viết tiếp theo…
Bài học rút ra
1. Giá ở vùng nguy hiểm (vị trí Anh và Em xa nhau): Giống như ai càng leo lên đỉnh núi thì càng nguy hiểm và khó thở → Giá cổ phiếu càng xa đường trung bình thì càng dễ điều chỉnh giảm → Ở đây chỉ nên BÁN, chứ đừng nên MUA
2. Giá ở vùng an toàn (vị trí Anh và Em gần nhau): Giống như ai ở dưới chân núi thì luôn an toàn và dễ thở → Giá cổ phiếu gần đường trung bình chính là vị trí rất an toàn → Ở đây MUA là an tâm nhất!
3. Khi “Anh và Em xa nhau” như thế nào? → thì nên bán “chốt lãi”
Kẻ 1 đường thẳng nối 2 đỉnh liền kề trước đó (đây chính là đường kháng cự) → giá sẽ tăng đến khu vực đường kháng cự → rồi bật xuống. Đó chính là vị trí bán chốt lãi, trước khi “Anh trở về với Em”
4. “Sóng” chứng khoán cũng tuân theo quy luật: Sinh, lão, bệnh tử → giá cổ phiếu không thể tăng mãi. Vì vậy, ở một số bài viết sau, mình sẽ hướng dẫn tìm hiểu về chu kỳ sóng tăng đến điểm nào thì kết thúc.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp các nhà đầu tư ngắn hạn có được chiến lược chốt lãi cổ phiếu phù hợp, để bảo vệ thành quả đạt được và tránh được những nhịp điều chỉnh.
Chúc bạn giao dịch thành công và gặt hái được nhiều lợi nhuận!
♦ Bài viết tiếp theo: Khi nào nên BÁN CỔ PHIẾU để chốt lãi (Phần 2)