hiep-dinh-kinh-te (3)

Hiệp định kinh tế tác động gì đến Chứng khoán Việt Nam?

→ Xem lại bài viết trước: Lãi suất Ngân hàng tác động thế nào đến Chứng Khoán? (thời điểm #19)

Hiệp định kinh tế Chiến tranh thương mại có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.

Bài viết này sẽ phân tích sự tác động của Hiệp định kinh tế lên TTCK Việt Nam. Từ đó giúp bạn tìm ra những ngành nghề phù hợp, có triển vọng khi các Hiệp định được thực hiện.

Cùng bắt đầu nhé!

Hiệp định kinh tế tác động gì đến Chứng khoán Việt Nam?

Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO nền kinh tế tăng trưởng bùng nổ, diện mạo đất nước thay đổi đáng kinh ngạc.

hiep-dinh-kinh-te (5)

Năm 2019, Hiệp định thương mại CPTPP bắt đầu có hiệu lực, đồng thời chiến tranh thương mại Mỹ và Trung Quốc trở nên căng thẳng

hiep-dinh-kinh-te (2)
Chiến tranh thương mại Mỹ và Trung Quốc trở nên căng thẳng.

Câu hỏi: Theo bạn, điều gì sẽ xảy ra? Và cổ phiếu nào sẽ được hưởng lợi?

Trả lời:

Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung nổ ra khiến các doanh nghiệp giữa 2 nước này bị áp thuế xuất nhập khẩu rất cao khiến các doanh nghiệp toàn cầu dịch chuyển cơ sở sản xuất khỏi Trung Quốc để chuyển sang Việt Nam, nhằm né chiến tranh thương mại còn phức tạp kéo dài.

Điều này giúp cổ phiếu các khu công nghiệp ở Việt Nam được hưởng lợi, thêm vào đó các Công ty tại Mỹ sẽ chuyển sang nhập khẩu hàng Việt nam vì hàng Việt Nam bị đánh thuế ít hơn hàng Trung Quốc.

Các ngành nghề ở Việt Nam được hưởng lợi là:

  • Thủy hải sản
  • May mặc
  • Da giày
  • Thực phẩm đồ uống
  • Lắp ráp đồ điện tử

Giới thiệu về cổ phiếu về TNG

Mình lấy ví dụ về cổ phiếu của 1 Công ty thuộc ngành may mặc được hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung như sau:

TNG: Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG

hiep-dinh-kinh-te (4)

Công ty CP Thương Mại TNG nằm trong Top 10 doanh nghiệp tiêu biểu của ngành dệt may Việt Nam

Công ty đang chiếm lợi thế lớn trong ngành may mặc, sở hữu các hợp đồng gia công quốc tế cho các nhãn hiệu thời trang nổi tiếng hàng đầu thế giới (như: Nike, Adidas, Zara…)

Suốt 40 năm kiên định với mới mục tiêu trở thành doanh nghiệp may xuất khẩu hàng đầu Việt Nam, Công ty đã từng bước đưa thương hiệu ngành dệt may Việt Nam vươn xa trên thị trường thế giới.

Hiện nay, địa bàn xuất khẩu chủ yếu là Pháp và Mỹ.

♦ Câu hỏi: Quy mô và mạng lưới của Công ty như thế nào?

Trả lời: Hiện tại TNG đang vận hàng 13 nhà máy, hơn 35 cửa hàng thời trang, đại lý trên khắp cả nước và 1 văn phòng đại diện tại Hoa Kỳ.

♦ Câu hỏi: Công ty có tiềm năng tăng trưởng hay không?

Trả lời: Công ty đang đứng trước nhiều cơ hội như: 

  • Thị trường nội địa còn rộng và không ngừng tăng trưởng;
  • Thị trường quốc tế tiêu thụ rất tốt, đặc biệt là Mỹ và Pháp;
  • Chính phủ đang có cơ chế hỗ trợ và tăng tốc ngành dệt may;
  • Thêm vào đó, Công ty còn được hưởng lợi từ sự dịch chuyển các đơn hàng từ Trung Quốc và các nước khác về Việt Nam nhờ hiệp định thương mại CPTPP được thông qua và căng thẳng chiến tranh thương mại Mỹ –  Trung.

Năm 2019, Công ty có tốc độ tăng trưởng về tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế ấn tượng nhất trong 4 năm gần đây (tăng lần lượt là 45% và 57% so với năm trước), tổng doanh thu đạt 3612 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 180 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt và được kỳ vọng từ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung là động lực giúp cổ phiếu TNG tăng giá gấp đôi chỉ sau 1 năm.

“Khi người khác không hiểu đó chính là cơ hội của bạn”

Xem thêm: Công ty độc quyền là gì? Vì sao nên đầu tư vào Công ty độc quyền?

Nên đầu tư vào ngành nghề nào?

hiep-dinh-kinh-te (1)

Các ngành được hưởng lợi từ Hiệp định kinh tế & Chiến tranh thương mại:

1. Hiệp định thương mại tạo cơ hội cho các Công ty Việt Nam xuất khẩu hàng hóa ra thế giới với mức thuế ưu đãi .

 Các ngành được hưởng lợi là

  • Thủy hải sản, 
  • May mặc, 
  • Da giày, 
  • Chế biến thực phẩm, 
  • Đồ uống, 
  • Lắp ráp đồ điện tử.

2. Việc tăng cường tự do thương mại → sẽ thúc đẩy hoạt động vận chuyển quốc tế giữa các nước.

Các cổ phiếu ngành được hưởng lợi là

  • Cảng biển, 
  • Vận tải biển, 
  • Hàng không.

3. Các Công ty ở nước ngoài sẽ vào Việt Nam để thuê nhà xưởng sản xuất ở khu công nghiệp nhằm xuất khẩu đi các nước với giá rẻ

Các cổ phiếu ngành được hưởng lợi là

  • Khu công nghiệp, 
  • Các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng

Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung nổ ra → doanh nghiệp giữa 2 nước này bị áp thuế thương mại rất cao → khiến các doanh nghiệp toàn cầu dịch chuyển cơ sở sản xuất khỏi trung quốc để chuyển sang Việt Nam → Điều này giúp cổ phiếu của các khu công nghiệp ở Việt Nam được hưởng lợi

Xem thêm: Cách chọn ngành nghề phù hợp trong đầu tư chứng khoán

Các cổ phiếu được hưởng lợi trực tiếp từ hiệp định thương mại

Dệt may: 

  • TCM (Dệt may Thành Công)
  • TNG
  • MSH (May Sông Hồng)
  • STK (Sợi Thế Kỷ)
  • VGT (Tập đoàn Dệt may Việt Nam
  • VGG (May Việt Tiến)

Thủy sản: 

  • MPC (Thủy sản Minh Phú)
  • ANV
  • TS4
  • IDI
  • VHC (Vĩnh hoàn)

Gỗ:

  • PTB (Gỗ Phú Tài)
  • TTF

Khu Công nghiệp:

  • KBC (Xây dựng Hòa Bình)
  • NTC (Nam Tân Uyên)
  • IDC (Idico)
  • KSB
  • ITA
  • LHG (Long Hậu)
  • D2D
  • HPI
  • IDV
  • SCR
  • VGC (Viglacera) 

Là các Công ty sở hữu nhiều BĐS khu công nghiệp.

hiep-dinh-kinh-te (3)
Khu công nghiệp (Ảnh minh họa)

Hàng không:

  • HVG (Vietnam Airlines)
  • VJC (Vietjet)

Cảng biển & Vận tải biển:

  • GMD (Gemadept)
  • VSC

Và một số cổ phiếu khác:

  • DXG: Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh (HOSE)
  • ASM: Công ty CP Tập đoàn Sao Mai (HOSE)
  • APC: Công ty CP Chiếu xạ An Phú (HOSE)

Thông tin hiệp định thương mại mới nhất

Để xem tin tức về Hiệp định thương mại mới nhất, bạn làm như sau:

Bước 1: Truy cập trang Cafef.vn, tại ô tìm kiếm (lề bên phải) chọn mục “Tin tứcgõ “Hiệp định thương mạiấn “Tìm kiếm(như hình)

hiep-dinh-kinh-te (2)

Bước 2: Xem thông tin mới nhất về Hiệp định thương mại (từ trên xuống dưới)

hiep-dinh-kinh-te (1)

Kết Luận

Hiệp định thương mại Chiến tranh thương mại là những yếu tố mạnh mẽ tác động đến nền kinh tế toàn cầu, quyết định đến chiến lược phát triển kinh tế của các nước, được biểu hiện rõ nét nhất bằng sự dịch chuyển kinh tế, bằng những cơ hội và thách thức sắp tới.

Là một nhà đầu tư, bạn cần biết đến sự dịch chuyển và nắm bắt cơ hội này để dự đoán xu hướng tương lai các ngành nghề tiềm năng và đầu tư vào các cổ phiếu tiềm năng.

Bài viết này sẽ kết thúc Plan 1 về phân tích chứng khoán cơ bản, ở những bài viết tiếp theo mình sẽ dành thời gian để trả lời một số câu hỏi và thắc mắc của bạn đọc, trước khi bước sang Plan 2 về phân tích kỹ thuật, cách xem biểu đồ giá…

Hãy thường xuyên theo dõi Blog để cập nhật những kiến thức bổ ích về đầu tư chứng khoán nhé.

♦ Bài viết tiếp theo: Muốn đầu tư chứng khoán thì nên bắt đầu từ đâu?

Bình luận bằng facebook
13