don-bay-tai-chinh (8)

Đòn bẩy tài chính là gì? Cách dùng tiền của người khác để kiếm lời

Để biết “đòn bẩy tài chính” là gì? hãy lắng nghe câu chuyện bên dưới:

A và B là đôi bạn thân cùng làm trong ngành bất động sản, khi phát hiện ra một cơ hội đầu tư hiếm có, 2 người cùng bắt tay vào đầu tư, nhưng cách thức của 2 người lại khác nhau:

– A dùng 400.000 đô la của mình để mua 4 lô đất

=> A sở hữu tài sản là 4 lô đất với giá trị 400.000 đô la từ tiền của mình

– B cũng dùng 400.000 đô la của mình và vay thêm 600.000 đô la để mua 10 lô đất

=> B sở hữu tài sản là 10 lô đất với giá trị 1.000.000 đô la chỉ với 400.000 đô la từ chính tiền của mình

don-bay-tai-chinh (1)
A và B cùng nhau đầu tư vào BĐS, nhưng cách đầu tư lại khác nhau

Đúng như 2 người dự đoán, giá trị của mỗi lô đất tăng 25% sau 6 tháng đầu tư. Sau khi trừ đi vốn bỏ ra:

A kiếm được 400.000 x 25% = 100.000 đô la

B kiếm được 1.000.000 x 25% = 250.000 đô la

don-bay-tai-chinh (2)

Như vậy, trong trường hợp này, bạn thấy được ai sử dụng tài sản khôn ngoan hơn?

Câu trả lời: Cả 2 người cùng bỏ ra vốn ban đầu là 400.000 đô la để mua đất, nhưng:

  • A chỉ sở hữu được 4 lô đất với giá trị như vốn bỏ ra
  • B lại sở hữu được tới 10 lô đất với giá trị gấp 2,5 lần vốn bỏ ra và thu về lợi nhuận nhiều hơn A gấp 2,5 lần

=> Trong trường hợp này thì B sử dụng tài sản khôn ngoan hơn.

Nhưng giả sử, trường hợp giá đất không tăng mà giảm 10% thì:

  • A bị lỗ: 400.000 x 10% = 40.000 đô la
  • B bị lỗ: 1.000.000 x 10% = 100.000 đô la

Từ câu chuyện trên, bạn đã hiểu “đòn bẩy tài chính” là gì chưa?

Vậy, đòn bẩy tài chính là gì?

don-bay-tai-chinh (4)

Đòn bẩy tài chính” trong tiếng Anh là Financial Leverage (viết tắt là FL). Là mức độ sử dụng vốn vay trong tổng tài sản của doanh nghiệp để gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

Tài sản = Vốn + Nợ (vay)

Đòn bẩy tài chính phản ánh sự tương quan giữa nợ phải trảvốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp.

  • Đòn bẩy tài chính cao trong doanh nghiệp sẽ phản ánh doanh nghiệp đó có tỷ trọng nợ phải trả cao hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu.
  • Ngược lại, đòn bẩy tài chính thấp phản ánh tỷ trọng nợ phải trả nhỏ hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu.

Các chỉ số đo lường “đòn bẩy tài chính”

don-bay-tai-chinh (5)
Các chỉ số đo lường đòn bẩy tài chính

Có nhiều chỉ số để đo lường đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp, mình sẽ chỉ giới thiệu những chỉ số đo lường thông dụng nhất để các bạn dễ hình dung và không bị khó hiểu. 

Có 2 chỉ số đo lường đòn bẩy tài chính mà mình thấy được sử dụng rộng rãi và dễ hiểu nhất như sau:

Hệ số 1: Nợ/Tổng tài sản (D/A)
D = Debt (nợ)    |    A = Asset (tài sản)

Hệ số này đo lường tỷ lệ sử dụng nợ vay trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Nghĩa là trong tổng tài sản thì có bao nhiêu % là nợ vay.

Xem thêm: D/A là gì? Thấm thía câu nói “muốn kiếm tiền phải biết đi vay tiền”

Hệ số 2: Nợ/Vốn (D/E)
D = Debt (nợ)    |    E = Equity (vốn chủ sở hữu)

Hệ số D/E (hay tổng nợ trên vốn chủ sở hữu) phản ánh cơ cấu tài chính, cũng như sức bền của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu quá cao so với mức bình quân của ngành thì doanh nghiệp đó có thể đang có tình hình tài chính không khả quan cho lắm. 

Tại sao các doanh nghiệp nên sử dụng đòn bẩy tài chính?

don-bay-tai-chinh (6)

Nếu như phải dịch chuyển một tảng đá lớn thì việc dùng sức của cánh tay là quá nhọc nhằn, còn nếu như sử dụng một đòn bẩy thì việc dịch chuyển tảng đá lại trở nên dễ dàng…

Để vận hành một doanh nghiệp cũng giống như việc dịch chuyển một tảng đá lớn, thay vì sử dụng đòn bẩy vật lý như dịch chuyển tảng đá thì doanh nghiệp sẽ dùng đòn bẩy tài chính bởi những lý do sau:

  • Doanh nghiệp có thể sử dụng khoản nợ vay (đòn bẩy tài chính) để bù đắp sự thiếu hụt vốn kinh doanh
  • Trực tiếp là gia tăng thêm tài sản cho doanh nghiệp, từ đó có thể mở rộng quy mô, gây được uy tín với khách hàng và đối tác => gia tăng sức cạnh tranh và có được nhiều cơ hội làm ăn hơn
  • Từ đó giúp gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hay thu nhập bình quân trên mỗi cổ phiếu (EPS) của công ty
  • Số tiền trả lãi vay sẽ được tính vào chi phí doanh nghiệp, vì vậy sẽ được trừ vào khoản thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, đây được xem như là “lá chắn thuế” của doanh nghiệp.
don-bay-tai-chinh (3)
Việc sử dụng đòn bẩy tài chính có thể giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận

Tuy nhiên, “đòn bẩy tài chính” cũng như con dao 2 lưỡi, việc sử dụng đòn bẩy tài chính mặc dù có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp hay cá nhân, nhưng nó cũng tồn tại những rủi ro nhất định.

Những rủi ro khi sử dụng “đòn bẩy tài chính”

ban-khong-la-gi (6)

Bạn có thể gặp phải những rủi ro sau khi sử dụng “đòn bẩy tài chính” không hợp lý:

– Sử dụng đòn bẩy tài chính quá đà, hay nói cách khác là đi vay nợ quá nhiều thì sẽ bị gánh nặng trả lãi kìm nén, khiến công ty không thể phát triển được, cũng như mất đi động lực để phát triển. Tiêu biểu như Công ty Hoàng Anh – Gia Lai (do ông Đoàn Nguyên Đức – Bầu Đức làm chủ tịch) đã từng vay nợ với số tiền lên đến 23 nghìn tỉ đồng, gần như công thi làm ra đồng nào thì đem trả lãi đồng ấy, doanh nghiệp làm ăn không có lãi, cổ phiếu có lúc rớt xuống dưới 3000 đồng.

DA-la-gi (4)

Doanh nghiệp mất khả năng trả nợ dẫn đến phá sản, khi khoản nợ vượt quá khả năng chi trả, bên chủ nợ hoàn toàn có thể khởi kiện để yêu cầu công ty phải thanh lý tài sản nhằm ưu tiên mục đích trả nợ.

Khi quản lý một số vốn lớn đến chủ yếu từ nguồn đi vay, nếu chủ doanh nghiệp không có những định hướng rõ ràng sẽ dễ dẫn đến mất kiểm soát làm thất thoát tài sản

– Nhà đầu tư hay đối tác thường không đánh giá cao những doanh nghiệp đi vay nợ quá nhiều.

Bạn có thể ứng dụng đòn bẩy tài chính thế nào?

Không chỉ có doanh nghiệp mới có thể sử dụng đòn bẩy tài chính, nếu như là một nhà đầu tư cá nhân, bạn cũng hoàn toàn có thể, bởi hiện nay nhiều công ty chứng khoán hay các sàn tiền ảo (như Binance), forex cho phép bạn vay tiền trực tiếp qua tài khoản và được đảm bảo bằng số tiền bạn có trong tài khoản theo tỷ lệ nhất định

don-bay-tai-chinh (7)

Mình lấy ví dụ:

Đối với sàn chứng khoán: Giả sử bạn có 10 triệu trong tài khoản.

  • Với tỉ lệ 1:1, công ty chứng khoán sẵn sàng cho bạn vay thêm 10 triệu nữa (và tính một khoản phí vay nhỏ).
  • Bây giờ bạn có 20 triệu để đầu tư.
  • Nếu có lãi bạn trả lại 10 triệu cho công ty chứng khoán và thu về lợi nhuận.
  • Còn nếu thua lỗ bạn sẽ trả bằng chính số tiền bạn đã nạp vào (thua lỗ tối đa là 10 triệu), còn nếu như khoản lỗ vượt quá 10 triệu, công ty chứng khoán sẽ có hình thức force sell (tức là bắt buộc bán cố cổ phiếu bạn đã mua) để ưu tiên trả nợ cho công ty chứng khoán.

– Còn đối với các sàn forex (hiện chưa được hợp pháp hóa ở Việt Nam):

Bạn vẫn có thể tham gia bằng cách đăng ký tài khoản forex của những sàn bên nước ngoài (bạn có thể lên google gõ “những sàn forex uy tín nhất” và lựa ra một sàn)

Những sàn này có thể cho bạn vay theo tỷ lệ từ 1:10 đến 1:1000 hoặc 1: “vô cùng” và được đảm bảo bằng số tiền bạn ký quỹ, nếu như bạn thua lỗ thì khỏan thu lỗ bằng đúng số tiền bạn ký quỹ.

Lấy ví dụ: Bạn nạp vào 100$

  • Từ 100$ bạn có thể mua một loại tài sản giao dịch với giá trị 100.000$ hay 1.000.000$ tùy theo tỷ lệ đòn bẩy là 1:1000 hay 1:10.000…
  • Nếu như có lợi nhuận thì số lợi nhuận bạn thu về cũng giống như bạn dùng 100.000 hay 1.000.000 để đầu tư.
  • Còn nếu như bạn thua lỗ thì số tiền thua lỗ không vượt quá 100$ bạn nạp vào.

Lời kết:

Như vậy, qua bài viết ngắn này, mình tin là bạn đã nắm được “đòn bẩy tài chính là gì”; các chỉ số đo lường thông dụng nhất; những lợi ích và rủi ro khi sử dụng đòn bẩy tài chính.

Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Có điều kiện, trong thời gian tới mình sẽ hướng dẫn bạn chi tiết hơn về cách ứng dụng đòn bẩy tài chính trong đầu tư, cách quản lý rủi ro và vốn sao cho hợp lý để có lợi nhuận.

Hãy giúp mình share bài viết đến với mọi người để lan tỏa giá trị nhiều hơn nhé!

Ở cuối bài viết này mình cũng tặng các bạn một coupoun giảm giá 40% khóa học đầu tư chứng khoán dành cho người mới, theo mình đây là khóa học được thiết kế bài bản, nội dung sinh động, dễ hiểu, giúp người mới dễ tiếp thu và yêu thích đầu tư hơn. Hãy Click vào link bên dưới để tham khảo nhé!

5/5
5/5