da-la-gi (3)

D/A là gì? Thấm thía câu nói “muốn kiếm tiền phải biết đi vay tiền”

Ở bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu về chỉ số ROA (Return On Assets) – Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của doanh nghiệp.

Và mình đã nhắc bạn hãy luôn nhớ công thức:

TÀI SẢN = VỐN + NỢ

Theo bạn, việc doanh nghiệp đi vay nợ là tốt hay xấu? Không vay nợ có được không? Nếu vay thì nên vay với tỷ lệ bao nhiêu? Tại sao doanh nghiệp phải đi vay nợ? → Đó là nội dung chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay – Chỉ số tài chính số #5: Tỷ số D/A

Vậy D/A là gì? Mục đích, ý nghĩa và ứng dụng của chỉ số D/A trong đầu tư chứng khoán? Tra cứu nhanh chỉ số D/A ở đâu? Chúng ta cùng tìm câu trả lời qua bài viết bên dưới nhé!

Để biết D/A là gì, chung ta hãy xem câu chuyện dưới đây:

Vay nợ là tốt hay xấu???

Chuyện xảy ra ở một ngân hàng cho vay tiền

Một ông khách lái chiếc xe hơi đến ngân hàng để vay tiền.

DA-la-gi (1)

– Nhân viên ngân hàng: Xin chào, ông đến đây vay tiền phải không ạ?

– Ông khách: Vâng, muốn vay bao nhiêu cũng được có phải không?

– Nhân viên ngân hàngniềm nở đáp: Vâng, chỉ cần ông thế chấp tài sản thì muốn vay bao nhiêu cũng được…

– Ông khách: Ok, tôi muốn thế chấp chiếc xe hơi này để vay 1 khoản tiền.

Nhân viên ngân hàng mừng thầm trong bụng: Được ạ, ông muốn vay khoảng bao nhiêu

– Ông khách: Tôi muốn vay 10 đô la trong khoảng thời gian 6 tháng

Nhân viên ngân hàng ngơ ngác: Trời đất! ông muốn vay 10 đô là mà thế chấp cả chiếc xe hơn này ạ???

– Ông khách: Tôi nghiêm túc đấy! làm thủ tục cho tôi đi.

Câu hỏi: Vì sao ông khách thế chấp cả chiếc xe hơi mà chỉ vay có 10 đô la???

 ↓  ↓  ↓

Trả lời: Lý do ông khách thế chấp xe chỉ để vay 10 đô la, đó là:

Ông khách: Thực ra, tôi sắp đi nước ngoài 6 tháng và nếu gửi xe trong bãi thì sẽ tốn rất nhiều tiền, vì thế tôi thế chấp xe để người ta giữ xe hộ tôi 6 tháng mà chỉ mất 1 đô la để trả tiền lãi, quá rẻ

Mình muốn mượn câu truyện vui bên trên để khẳng định một điều rằng: “Vay nợ không hẳn đã là xấu”

DA-la-gi (6)

Bởi: Kết quả kinh doanh sẽ được cải thiện đáng kể, nếu vốn vay được khai thác một cách hiệu quả.

Vậy, D/A là gì?

D = Debt (nợ)
A = Asset (tài sản)

D/A là tỷ số Nợ trên Tài sản, hay tỷ lệ Nợ trên Tổng tài sản, được tính bằng cách lấy Nợ chia cho Tài sản.

Hay:

D/A = Nợ  ÷ Tài sản
DA-la-gi (2)

Mục đích, ý nghĩa của việc phân tích tỷ số D/A

Tỷ số D/A giúp nhà đầu tư đo lường được đòn bẩy tài chính mà doanh nghiệp đang sử dụng; và đánh giá khả năng quản lý nợ của doanh nghiệp đó có khôn ngoan hay không!

Việc vay nợ với tỷ lệ hợp lý chính là “dùng tiền của người khác để kiếm tiền“.

Tỷ số D/A còn có những tên gọi khác như sau:

  • Chỉ số nợ
  • Tỷ lệ nợ trên tài sản
  • Tỷ số nợ trên tổng tài sản
  • Tỷ số nợ D/A
  • Debt Ratio
  • Debt/Asset Ratio

Xem thêm: Gross Margin là gì? Mục đích, ý nghĩa của gross margin trong đầu tư

Tỷ số D/A cao hay thấp thì tốt?

da-la-gi (2)
Nên vay nợ như thế nào thì tốt?

Nên vay nhiều tiền hay chỉ vay một ít thôi?

   ↓   ↓

Trả lời: Để đầu tư mở rộng kinh doanh thì việc vay nợ là không thể tránh khỏi ⇒ Vì thế các doanh nghiệp thường dùng đòn bẩy tài chính (tiền của người khác) bằng cách vay vốn ngân hàng.

♦ Vay nợ cũng giống như căng dây đàn: Dây mà căng quá thì sẽ dễ đứt vay nợ quá nhiều thì gánh nặng trả lãi sẽ lớn khiến lợi nhuận bị bào mòn dễ dẫn đến phá sản.

Nhưng không có nghĩa là đừng nên vay, bởi: 

– Dây quá trùng quá thì đàn sẽ mất hay: Vay nợ ít quá thì sẽ không tận dụng được đòn bẩy.

– Lách thuế: Tiền trả lãi vay ngân hàng sẽ tính vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp doanh nghiệp sẽ tránh được một phần tiền thuế do vậy, cũng không nên vay quá ít

Câu hỏi: Việc trả lãi ngân hàng hay nộp thuế thì cũng là việc doanh nghiệp mất tiền, vậy thì có khác gì nhau?

 ↓  ↓  ↓

Trả lời:

– Mặc dù phải trả lãi ngân hàng, nhưng doanh nghiệp cũng trực tiếp có thêm một khoản nợ vay trực tiếp giúp tài sản doanh nghiệp tăng lên để đầu tư mở rộng kinh doanh giúp gia tăng lợi nhuận

– Còn nộp thuế (tuy là nghĩa vụ doanh nghiệp) sẽ tốt cho tình hình kinh tế chung, nhưng sẽ không trực tiếp giúp doanh nghiệp phát triển, hơn nữa đây là điều mà luật cho phép.

Tóm lại, tỷ lệ nợ vay trên tổng tài sản (D/A) không nên quá cao, cũng đừng nên quá thấp, mà nên giữ ở mức cân bằng đủ để giúp doanh nghiệp có thêm tiền để mở rộng đầu tư kinh doanh, đồng thời cũng không bị gánh nợ lãi vay đè nặng.

Xem thêm: Cổ tức là gì? Hướng dẫn cách để nhận được cổ tức?

Doanh nghiệp nào hiện nay đang có mức nợ vay lớn nhất?

Hoàng Anh Gia Lai – Ông vua đi vay nợ, tổng nợ vay tài chính của Hoàng Anh Gia Lai đang ở mức rất cao với khoảng 23 nghìn tỷ đồng

DA-la-gi (4)

Với mức nợ vay như vậy, gần như Hoàng Anh Gia Lai làm ra được đồng nào thì phải đem trả lãi ngân hàng đồng ấy, tỷ lệ lãi vay quá cao đã khiến lợi nhuận của doanh nghiệp này bị bào mòn, khiến giá cổ phiếu của công ty này đang giao dịch ở mức rất thấp (có lúc dưới mức 3000 đồng/cổ phiếu)

Tra cứu nhanh tỷ số D/A ở đâu?

Để xem nhanh tỷ số D/A của các doanh nghiệp, bạn làm theo các bước sau:

Bước 1: Bạn vào trang Cafef.vn

Bước 2: Nhập mã cổ phiếu của công ty bạn muốn tra cứu

DA-la-gi (2)

Bước 3: Kéo xuống mục “Chỉ số tài chính“. Tỷ số D/A được thống kê qua 4 năm gần nhất (như hình bên dưới)

da-la-gi
Ví dụ Chỉ số D/A của Vinamilk (VNM)

*D/A hay DAR (Debt/Asset Ratio)

Nhìn vào bảng thống kê tóm gọn này, bạn có thể so sánh được Tỷ lệ D/A qua các năm (hoặc các quý) của một Công ty.

*Bạn kéo lên một chút ở phần “HỒ SƠ CÔNG TY” để chọn xem theo quýtheo năm hay lũy kế 6 tháng

Bước 4: Bạn kéo xuống mục “Đánh giá hiệu quả” ở cuối trang, để xem biểu đồ “Vốn chủ sở hữu – LN ròng – Nợ/Tài sản (%)” (như hình bên dưới)

DA-la-gi (1)

Lời kết

Qua bài viết này bạn cần nắm được:

Tỷ số D/A là tỷ lệ Nợ/Tài sản của doanh nghiệp

D/A giúp nhà đầu tư xác định được tỷ lệ đòn bẩy tài chính mà doanh nghiệp đang sử dụng, đồng thời cũng đánh giá được khả năng quản lý nợ vay của doanh nghiệp đó.

Tỷ lệ D/A ở mức hợp lý → sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng được các nguồn lực bên ngoài để thu về lợi nhuận và phát triển quy mô kinh doanh khiến cổ phiếu được kỳ vọng nhiều hơn

Tỷ lệ này quá cao sẽ khiến doanh nghiệp bị đè nặng bởi chi phí lãi vay → khiến lợi nhuận bị bào mòn nguy cơ dẫn đến phá sản.

Do đó, bạn cần tìm một doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy một cách hợp lý, hay tỷ tệ D/A ở mức cân bằng để đầu tư. Mua cổ phiếu của những Công ty như vậy thì bạn có thể “kê cao gối ngủ“, mà không quá lo việc Công ty phá sản dẫn đến cổ phiếu bị hủy niêm yết.

♦ Bài viết tiếp theo: EPS là gì? Công thức tính, ý nghĩa và ứng dụng của EPS trong đầu tư

Bình luận bằng facebook
39