→ Bài viết trước: Cổ phiếu “phế thải” có giá quá thấp (cổ phiếu nên tránh #1)
“Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”. Câu nói này không chỉ ứng với cá nhân mỗi người trong việc lựa chọn nghề nghiệp mưu sinh, mà còn ứng với cả việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp.
Kinh doanh nhiều ngành nghề sẽ giúp Công ty giảm thiểu được một số rủi ro khi xu hướng phát triển của một ngành nghề đi xuống hoặc lỗi thời, tạo nền móng vững chắc để Công ty đi lên. Nhưng kinh doanh quá nhiều ngành nghề thì lại là một gánh nặng, bởi đầu tư vốn dàn trải, không tập trung thế mạnh vào ngành nào sẽ gây lãng phí nguồn lực (đặc biệt lại là những ngành nghề không có sự liên quan hay bổ trợ lẫn nhau). Ngoài ra sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro trong công tác quản lý có thể dẫn đến thất thoát tài sản, kinh doanh kém hiệu quả…
Vậy tại sao khi mua cổ phiếu, bạn cần tránh những công ty có quá nhiều ngành nghề ra? Nên chọn Công ty như thế nào để đầu tư? Chúng ta cùng tìm câu trả lời qua bài viết bên dưới nhé!
Cổ phiếu nên tránh #2: Công ty kinh doanh quá nhiều ngành nghề
Nội dung chính:
Một doanh nghiệp tham lam, ôm đồm quá nhiều ngành nghề cùng một lúc liệu sẽ phát triển như ra sao? và nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến giá cổ phiếu của Công ty đó?
Để dễ hiểu, chúng ta sẽ cùng bắt đầu với một ví dụ minh họa dưới đây!
Một số ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Câu chuyện kinh doanh quán phở
Có 2 quán cùng bán phở như sau:
♦ Quán 1: Chỉ bán phở
♦ Quán 2: Bán tất cả các món, gồm: phở, cơm, xôi, mỳ…
Theo bạn, quán nào sẽ bán phở ngon hơn?
↓ ↓ ↓
Câu trả lời: Quán chỉ tập trung vào món phở thì sẽ bán phở ngon hơn (Điều này chắc hẳn ai ăn phở cũng đều biết)
Ví dụ 2: Cùng là tia sáng, nhưng vì sao tia laser có thể xuyên thủng vật chất còn tia nắng mặt trời thì không?
↓ ↓ ↓
Câu trả lời: Chúng khác nhau ở sự tập trung!
– Mặt trời đổ xuống đất khối năng lượng khổng lồ nhưng ánh sáng bị phát tán, nên chỉ có thể mang lại hơi ấm cho vạn vật
– Tia laser chỉ là nguồn sáng nhỏ bé, tiêu thụ ít năng lượng, nhưng với sự tập trung có định hướng → nó có thể xuyên thủng kim cương, hay đốt bỏ mầm mống ung thư trong cơ thể người
Bài học rút ra là:
♦ Tập trung vào 1 việc, thì sẽ làm rất tốt việc đó!
♦ Ngược lại: Quá tham lam, ôm đồm, “bao trọn” tất cả các món → thì sẽ chẳng có món nào ra gì.
Câu chuyện Gạch Đồng Tâm thích “chơi lớn” và cái kết!
Mình ví dụ thực tế về Công ty Gạch Đồng Tâm, có thể bạn đã nhìn thấy quảng cáo về gạch Đồng Tâm ở đâu đó (trên tivi hoặc ngoài đường phố…)
Đây là công ty có tên tuổi trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, đặc biệt là gạch men.
Tuy nhiên, đang yên đang lành thì Ban lãnh đạo thấy mua bán bất động sản quá ngon ăn → liền vay tiền đi đầu tư và… → lỗ nặng (do rót tiền sai thời điểm)
Lý do là vì chu kỳ tăng của sóng bất động sản chỉ kéo dài vài năm → rồi lại đóng băng! Chính vì những mảng đầu tư không hiệu quả, đã làm bào mòn lợi nhuận từ việc kinh doanh gạch men.
Nhận xét: Công ty Đồng Tâm kinh doanh gạch men rất giỏi. Tuy nhiên, họ không giỏi về mảng đầu tư bất động sản, mà lại tham lam chơi lớn! → Kết quả là lợi nhuận bị bào mòn → khiến Công ty cứ mãi trì trệ.
Giá kể: Công ty chỉ tập trung vào kinh doanh gạch men, dồn mọi nguồn lực vào cải thiện chất lượng, phát triển thêm sản phẩm nhằm hạ giá thành, đầu tư quảng cáo, marketing, nâng cao trải nghiệm hài lòng cho khách hàng → thì có lẽ Công ty đã có những bước tiến vượt bậc, vươn lên chiếm lĩnh thị trường…
→ Xem thêm: Cách quản lý vốn hiệu quả trong đầu tư chứng khoán
Bài học rút ra là:
Công ty A chỉ tập trung sản xuất gạch men → thì sẽ phát triển bền vững hơn. Kết quả là: lợi nhuận tăng đều đặn và rất dễ dự báo.
Còn Công ty B lấy lợi nhuận thu về để tiếp tục lấn sân sang các lĩnh vực kinh doanh khác như: Bất động sản, chứng khoán, vận tải. → Đầu tư dàn trải như vậy sẽ đánh mất sự tập trung → trở thành một “mặt trời” chia nhỏ năng lượng ra cho quá nhiều việc khác nhau → Kết quả là lợi nhuận đến từ nhiều nguồn không ổn định và rất khó dự báo
Làm tốt một việc luôn dễ dàng hơn là tham lam làm nhiều việc cho tốt!
↓ ↓ ↓
Do vậy, vào 1 thời điểm, chỉ nên chọn đúng 1 mục tiêu, và làm cho thật tốt!
Vậy, nên chọn Công ty như thế nào?
Câu trả lời: Chọn Công ty có lĩnh vực kinh doanh càng đơn giản càng tốt
Bởi vì:
“Sống đơn giản ⇔ Sẽ hạnh phúc hơn”
Bằng cách phân tích tỷ trọng doanh thu (lợi nhuận) của sản phẩm chủ lực trên tổng doanh thu (lợi nhuận) của doanh nghiệp, bạn sẽ biết được:
- Công ty này có thể đang lấn sân sang các lĩnh vực đầu tư khác (đa ngành)
- Hay Công ty này đang tập trung vào một lĩnh vực kinh doanh chính
⇒ Khi nắm được lĩnh vực kinh doanh chính bạn sẽ dễ dàng dự đoán được những tác động có thể xảy ra. (Ví dụ: chính sách kinh tế vĩ mô, pháp luật, thiên tai, đối thủ cạnh tranh…) → Từ đó sẽ lựa chọn được thời điểm mua – bán cổ phiếu hợp lý hơn!
→ Xem thêm: Kết quả kinh doanh là gì? KQKD tác động thế nào đến giá cổ phiếu?
Công ty tập trung vào 1 lĩnh vực thì có lợi thế gì?
Câu trả lời: Công ty tập trung vào một lĩnh vực cốt lõi có thể tránh “bão” tốt hơn Công ty có nhiều lĩnh vực cồng kềnh
Trước đây, các doanh nghiệp có nhiều tiền, nhưng không đầu tư bất động sản, chứng khoán…thì bị coi là chậm tiến. Tuy nhiên, khi xảy ra khủng hoảng tài chính, sự tập trung, kiên định vào một lĩnh vực cốt lõi lại giúp họ vững vàng đi qua cơn bão
Mình lấy ví dụ: Công ty Cổ phần Cáp treo núi Bà Nà Tây Ninh (TCT)
TCT là doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao, tăng trưởng lợi nhuận đều đặn qua các năm.
Đó là nhờ TCT chỉ tập trung khai thác dịch vụ và hoạt động tại núi Bà Nà mà không vay mượn, đầu tư dàn trải vào các lĩnh vực khác.
Vậy, có nên đầu tư vào cổ phiếu Masan (MSN) hay không?
Dựa vào phân tích cơ bản, mình nhận thấy Masan là Công ty có 3 mảng kinh doanh hoàn toàn khác nhau, gồm:
1. Mảng thực phẩm (Masan kinh doanh chính)
2. Mảng khoáng sản (Masan Resource)
3. Mảng ngân hàng (Techcombank)
Mảng 2 và 3 đã từng kinh doanh thua lỗ → làm ảnh hưởng đến mảng 1 (thực phẩm)
“Công ty càng phức tạp thì sẽ càng khó dự đoán lợi nhuận“
Lý do tiếp theo là Masan ít trả cổ tức, mà lại hay phát hành cổ phiếu cho nhân viên (gọi là ESOP), gây pha loãng cổ phiếu. (Pha loãng: tức là làm cho lượng cổ phiếu tung ra thị trường nhiều hơn → dẫn đến cung lớn hơn cầu → giá cổ phiếu sẽ giảm)
⇒ Chính vì vậy, nhà đầu tư không mặn mà lắm với Masan
Lời khuyên của mình là:
- Nếu đầu tư cổ phiếu Masan (MSN), thì bạn phải theo dõi xem: Ngân hàng Techcombank và Công ty khoáng sản Masan Resource làm ăn có lãi hay không
- Chỉ nên lướt sóng bằng cách áp dụng lý thuyết Đường trung bình (Moving Average) – được hướng dẫn trong Mô-đun phân tích kỹ thuật.
Kết luận:
“Một nghề cho chín còn hơn chín nghề“ – làm thật tốt một mảng kinh doanh nào đó, thì tốt hơn nhiều so với phân tán sức lực ra nhiều mảng khác nhau.
Còn nếu kinh doanh nhiều lĩnh vực, thì phải đảm bảo: Tất cả các lĩnh vực đó đều phải có lãi!
Vì nếu 1 lĩnh vực bị lỗ → thì sẽ bào mòn lợi nhuận của các lĩnh vực còn lại.
Ví dụ: Hoàng Anh Gia Lai (HAG) đang kinh doanh bất động sản, bỗng nhiên lấn sân sang lĩnh vực trồng cây cao su. Sau đó giá cao su thế giới rớt thảm → khiến lĩnh vực cao su bị lỗ nặng → gây áp dụng cho mảng kinh doanh bất động sản.
Trong đầu tư cổ phiếu cũng vậy, bạn nên tập trung đầu tư vào những mã cổ phiếu mình am hiểu bằng cách nghiên cứu các báo cáo tài chính, cũng như những tin tức về cổ phiếu đó.
♦ Bài viết tiếp theo: Công ty dễ bị khách hàng chi phối – ép giá – độc quyền (cổ phiếu nên tránh #3)