cong-ty-doc-quyen-la-gi (1)

Công ty độc quyền là gì? Vì sao nên đầu tư vào Công ty độc quyền?

→ Bài viết trước: Chọn cổ phiếu tốt: Phải chọn Công ty có nhiều TIỀN MẶT! (tiêu chí #8)

Công ty độc quyền là Công ty kinh doanh sản phẩm/dịch vụ mà các Công ty khác không có hoặc không được phép kinh doanh.

Tính độc quyền thể hiện ở chỗ: khách hàng muốn mua sản phẩm/dịch vụ (độc quyền), thì chỉ có thể mua của Công ty được độc quyền kinh doanh, phân phối hoặc sản xuất loại sản phẩm đó, mà không thể mua được ở đâu khác.

Vậy tại sao khi mua cổ phiếu, bạn cần đặc biệt quan tâm đến Công ty có sản phẩm độc quyền? Ở Việt Nam có những Công ty độc quyền nào?… Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết bên dưới nhé!

Để tìm hiểu về sự hấp dẫn của Công ty có sản phẩm độc quyền, mình sẽ kể cho bạn câu chuyên dưới đây:

Sức mạnh của CoCa-CoLa

Câu hỏi: Theo bạn, lý do lớn nhất mà nhà đầu tư vĩ đại Warren Buffett mua cổ phiếu Coca-Cola là gì?

cong-ty-doc-quyen-la-gi (2)

A: Vì ông ấy rất thích uống nước ngọt Coca-Cola

B: Vì Coca-Cola đang thống trị thị trường và gần như không có đối thủ

Nếu như đang là fan của đồ uống ngọt có ga thì có lẽ nhiều người sẽ chọn phương án A.

Còn những nhà đầu tư chuyên nghiệp thì họ là có cái nhìn rất khác biệt so với số đông. Và chúng ta trang bị kiến thức cho bản thân chính là để nhìn ra sự khác biệt đó!

Câu trả lời: Warren Buffett mua cổ phiếu Coca-Cola vì thương hiệu sản phẩm này đang thống trị thị trường và gần như không có đối thủ

cong-ty-doc-quyen-la-gi (3)

Những Công ty độc chiếm thị trường thì sẽ phát triển rất vững mạnh, vì 2 lý do:

(1) Khách hàng buộc phải mua sản phẩm (hoặc dịch vụ) của họ;

(2) Đánh bật mọi đối thủ cạnh tranh ra khỏi cuộc chơi.

Xem thêm: Công ty dễ bị khách hàng chi phối – ép giá – độc quyền (Cổ phiếu nên tránh #3)

Câu chuyện ông lão lái đò độc quyền kinh doanh

Một ông lão lái đò, kiếm tiền bằng nghề đưa khách sang sông

cong-ty-doc-quyen-la-gi (4)

Thời gian đầu, ông kiếm được đủ tiền để nuôi sống gia đình

Vì hình thức kinh doanh qua đơn giản, lại dễ kiếm tiền  nên có nhiều người bắt trước  đối thủ cạnh tranh liên tục xuất hiện và tranh giành khách hàng của ông

Điều này khiến thu nhập của ông giảm dần  khiến cuộc sống của ông khốn đốn  ông buồn bã ngồi suy nghĩ để tìm hướng đi khác.

Cuối cùng, ông quyết định dành toàn bộ số tiền để dành của mình để xây một cây cầu bắc sang sôngthu phí qua cầu

cong-ty-doc-quyen-la-gi (5)

Người dân thấy, đi cầu sang sông sẽ nhanh an toàn hơn, nên ai cũng sử dụng cầu của ông Lúc này, ông đã hoàn toàn độc chiếm toàn thị trường, vì khu vực đó chỉ có duy nhất một chiếc cầu.

Câu chuyện trên khiến bạn có suy nghĩ gì?

Vì sao nên đầu tư vào các Công ty độc quyền?

Trước hết, mình sẽ giải thích 2 khái niệm kinh tế học mà bạn nên biết, đó là:

  • Cạnh tranh hoàn hảo
  • Cạnh tranh không hoàn hảo

Cạnh tranh hoàn hảo: Là các Công ty tham gia một cách bình đẳng, tự do và không thiên vị. 

cong-ty-doc-quyen-la-gi (6)
Cạnh tranh hoàn hảo (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, vấn đề là áp lực cạnh tranh quá lớn! Một Công ty khó có thể vươn lên dẫn đầu mãi được, bởi “núi cao còn có núi cao hơn”, các Công ty đối thủ liên tục xuất hiện và cướp mất khách hàng và thị phần của mình.

Điều này sẽ xảy ra ở những nhóm ngành không ảnh hưởng đến An ninh quốc phòng như:

  • Thực phẩm
  • Y tế
  • Hàng tiêu dùng
  • Hàng điện tử

Cạnh tranh không hoàn hảo: Là một Công ty được nhà nước bảo hộ, độc quyền kinh doanh, hạn chế cấp giấy phép cho đối thủ, và không cho phép Công ty nước ngoài tham gia vào.

cong-ty-doc-quyen-la-gi (7)
Cạnh tranh không hoàn hảo (Ảnh minh họa)

Điều này xuất hiện ở các nhóm ngành có ảnh hưởng đến An ninh quốc phòng như:

  • Sân bay
  • Hàng không
  • Quân sự
  • Điện lực
  • Cấp nước
  • Xăng dầu, khí gas

Vậy, Ở Việt Nam có Công ty nào độc quyền?

1. Tổng Công ty khí Việt Nam (Mã chứng khoán: GAS)

cong-ty-doc-quyen-la-gi (8)

Độc quyền về phân phối khí, đã đánh bật các đối thủ nước ngoài điều này giúp GAS có được mức lợi nhuận khủng

2. Tổng Công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV)

cong-ty-doc-quyen-la-gi (9)

Độc quyền kinh doanh dịch vụ trong sân bay, các đối thủ khác không có cửa để chen chân vào

3. Tổng Công ty Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN)

cong-ty-doc-quyen-la-gi (10)

EVN độc quyền trong lĩnh vực kinh doanh phân phối điện đến người dân.

4. Tập đoàn Công nghiệp Than & Khoáng sản (Vinacomin)

cong-ty-doc-quyen-la-gi (11)
Độc quyền về phân phối than

Một số Công ty độc quyền khác:

  • TDM: Công ty Cổ phần nước Thủ Dầu Một (HOSE)
  • BWE: Công ty CP Nước – Môi trường Bình Dương (HOSE)
  • AST: Công ty CP Dịch vụ Hàng không Taseco (HOSE)
  • NCT: Công ty CP Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài (HOSE)

Xem thêm: CP nên tránh 4: Công ty có sản phẩm dễ bão hòa & lỗi thời!

Công ty tốt + Độc quyền = Công ty vĩ đại

Những Công ty độc quyền được ví như cầu thủ 1 mình 1 bóng trên sân cỏ

cong-ty-doc-quyen-la-gi (12)

Nếu đó là những Công ty tốt, thì không có gì có thể cản trở họ phát triển một cách mạnh mẽ.

Kết luận

Qua bài học này, bạn đã hiểu được vì sao Warren Buffett lại đầu tư vào Coca-Cola chưa?

Lý do là vì: Coca-Cola là loại nước uống không có đối thủ, ngay cả Pepsi muốn bắt chước cũng chẳng thể giành được thị phần từ Coca-Cola

cong-ty-doc-quyen-la-gi (13)

Doanh nghiệp chinh phục toàn thị trường thì họ cầm chắc chiến thắng

Giới thiệu thêm về GAS

Tổng Công ty khí Việt Nam (GAS) 

  • GAS là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Công ty chuyên kinh doanh 02 loại khí chủ yếu là khí khô và khí LPG. Trong đó, khí khô chiếm khoảng trên 50%, khí LPG chiếm khoảng 45% tổng doanh thu cả năm
  • Ngoài ra, GAS còn kinh doanh Consendate và cung cấp dịch vụ vận chuyển khí thông qua ống dẫn khí, bên cạnh đó GAS còn cung cấp dịch vụ cho thuê văn phòng tại tòa nhà PVGAS, những hoạt động nhỏ này chiếm 5% tổng doanh thu hàng năm
  • Là Công ty đầu ngành trong ngành khí, được hỗ trợ từ PVN nên tình hình hoạt động kinh doanh của GAS nhìn chung là khá thuận lợi trong suốt 3 năm qua.
cong-ty-doc-quyen-la-gi (14)
Cơ cấu doanh thu các mảng hoạt động tại GAS

Mình giải thích thêm:

Lý do cần phân tích cơ cấu doanh thu, là để tìm hiểu xem sản phẩm, dịch vụ chủ lực của Công ty là gì. Ví dụ:

  • Kinh doanh khí chiếm tỉ lệ cao nhất (56,99%). Vì vậy, nếu giá khí trên thị trường (thế giới và trong nước) giảm => sẽ gây thất thu lợi nhuận cho Công ty và ngược lại.
  • Vận chuyển khí chiếm tỉ trọng không đáng kể (5,07%). Không phải là dịch vụ chủ lực của Công ty, vì vậy các yếu tổ tác động bên ngoài khó có thể gây ảnh hưởng lớn toàn bộ kết quả kinh doanh của GAS

Nguồn khai thác khí của GAS ở đâu?

(Lý do cần phân tích cơ cấu nguồn khí cung cấp là để tìm hiểu xem sản phẩm của Công ty đến từ đâu).

Bể Nam Côn Sơn: Nằm ở phía nam, chiếm tỉ lệ cao nhất (67,75%), vì vậy khu vực này xảy ra thiên tai (động đất, sóng thần…) hoặc chiến tranh, thì lập tức sẽ ảnh hưởng đến hoạt động khai thác của GAS, dẫn đến làm sụt giảm doanh thu. Nếu có bất cứ tin tức bất lợi nào tại khu vực này, thì nên bán ngay cổ phiếu GAS đang nắm giữ, để tránh trường hợp giá cổ phiếu tụt dốc.

Khách hàng lớn nhất của GAS là ai?

(Lý do cần phân tích cơ cấu khách hàng là để tìm hiểu xem GAS bán sản phẩm, dịch vụ của mình cho ai).

Nhà máy điện chính là khách hàng lớn nhất của GAS, chiếm tỉ trọng cao nhất (82,62%), vì vậy, nếu các khách hàng này dở chứng, tăng hoặc giảm nhu cầu mua khí thì sẽ ảnh hưởng ngay đến doanh thu của GAS

Xem diễn biến giá dầu thế giới tại đây: 

Link 1: https://www.nasdaq.com/market-activity/commodities/cl%3Anmx 

Link 2: https://edition.cnn.com/business/markets/commodities