→ Bài viết trước: Báo cáo thường niên là gì? Nó phản ánh về giá cổ phiếu ntn?
Ở phần trước mình đã giới thiệu đến bạn 12 tiêu chí để chọn cổ phiếu tốt, còn ở phần này mình sẽ lưu ý đến bạn những cổ phiếu bạn NÊN TRÁNH. Vậy bạn nên tránh mua những cổ phiếu như thế nào? Chúng ta cùng bắt đầu nhé!
Quy luật CUNG – CẦU trên thị trường nói rằng: “Hàng hot thì dễ cháy” còn “Của rẻ là của ôi“.
Thật vậy, những cổ phiếu tốt thì thường được săn đón từ khi mới chào sàn, bởi những nhà đầu tư chuyên nghiệp họ đã nhìn ra tiềm năng tăng trưởng trong tương lai của cổ phiếu và mua từ sớm, do đó đã đẩy giá lên cao. Những nhà đầu tư nhỏ lẻ và thiếu kinh nghiệm thường rất ngại mua những cổ phiếu có giá cao, họ lại thường tập trung vào những cổ phiếu giá rẻ.
Tuy giá cả không nói lên được chất lượng của cổ phiếu. Nhưng những cổ phiếu tốt thì thường có giá cao hơn. Do vậy, xác xuất đầu tư thành công sẽ lớn hơn.
Vậy, bạn có nên mua cổ phiếu giá rẻ không? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết bên dưới nhé!
Cổ phiếu nên tránh #1: Cổ phiếu “phế thải” có giá quá thấp
Nội dung chính:
Câu hỏi mở đầu
Câu hỏi: Giả sử bạn đang có nhu cầu mua điện thoại mới, nếu đang có 900$ trong tay, bạn sẽ chọn mua chiếc Iphone nào?
(1). Iphone chính hãng của Apple có giá 900$
(2). Iphone nhái (giá rẻ) của Trung Quốc có giá 300$
↓ ↓ ↓
Trả lời: Chọn mua chiếc nào là tùy vào phong cách và nhu cầu mua sắm của mỗi người. Tuy nhiên, việc mua Iphone chính hãng có vẻ hơi đắt, nhưng cái gì đắt thì cũng có giá của nó, bởi:
- Hầu hết người dùng Iphone chính hãng đều cảm thấy hài lòng, bởi: máy chạy mượt, ổn định, sang trọng và đẳng cấp.
- Và đặc biệt hơn là: Người mua Iphone chính hãng nếu sau đó không muốn dùng, mà bán lại cũng được giá hơn các Smartphone khác.
Ngược lại, bạn mua Iphone nhái của Trung Quốc, có thể dùng được dăm ba hôm là có hiện tượng máy bị chậm → rất khó chịu, có khi còn phải mang đi sửa tốn tiền → mang lại trải nghiệm rất tiêu cực cho người dùng.
Hoặc nếu sau này không muốn dùng muốn bán lại cũng có thể mất đi 80-90% giá trị so với lúc mua.
Bài học rút ra là gì?
“Trong việc đầu tư cổ phiếu, những nhà đầu tư thành công thì họ không bao giờ quan tâm đến vấn đề giá”
Giống như những người sành điện thoại, họ sẽ bỏ ra số tiền gấp 3 lần để mua một chiếc điện thoại Iphone chính hãng, chứ sẽ không chọn mua điện thoại của Trung Quốc (với giá rẻ hơn gấp 3 lần)
Vấn đề ở đây là: Giữa việc lựa chọn mua cổ phiếu với giá 3 đồng, nhưng rất lâu (hoặc không biết khi nào) mới có lời và việc mua cổ phiếu với giá 30 đồng nhưng có thể lời gấp đôi sau 2 tháng → thì mình vẫn sẽ chọn cổ phiếu giá 30 đồng.
Câu chuyện đầu tư của Warren Buffett
“Mua rẻ cổ phiếu, chứ không mua cổ phiếu rẻ” – Warren Buffett
Năm 1950, khi mới bước chân vào lĩnh vực đầu tư, Warren Buffett đã nhận ra rằng: việc mua cổ phiếu rẻ tiền sẽ dẫn tới nhiều rủi ro.
Các cổ phiếu giá rẻ, thường là cổ phiếu của các Công ty đứng trước nguy cơ phá sản hoặc tài sản của họ đang vơi dần đi.
Buffett chỉ săn lùng cổ phiếu của những công ty tốt và mua rẻ cổ phiếu, chứ không mua cổ phiếu rẻ → Nhờ vậy, ông tránh được thua lỗ, vì chỉ đầu tư vào những cổ phiếu tốt.
Vậy bạn có biết hiện nay Buffett đang đầu tư vào những Công ty nào không?
Danh mục đầu tư của Warren Buffett hiện nay:
Đây là danh mục đầu tư của Warren Buffett xếp theo thứ hạng tỷ trọng nắm giữ (%) từ cao xuống thấp.
Các cổ phiếu mà Buffett nắm giữ đều có một điểm chung là: Không có cổ phiếu nào có thị giá dưới 10$/cổ phiếu
Bạn bấm vào link bên dưới để xem danh mục mới nhất của Warren Buffet:
Câu chuyện bắt đáy và cái kết!
Sau đây là câu truyện bắt đáy cổ phiếu DVD của anh Khoa sống tại Quận 2 – TP HCM (tên nhân vật đã được thay đổi để tránh xung đột trong tương lai)
Cổ phiếu DVD của Công ty Dược Viễn Đông đã bị hủy niêm yết từ ngày 5/9, do những vi phạm nghiêm trọng trong doanh nghiệp.
Thế nhưng trong phiên cuối cùng hôm 1/9, anh Khoa vẫn chưa thể bán 15000 cổ phiếu DVD
Anh Khoa chua sót kể: “Tôi như ngồi trên đống lửa khi hôm nào cũng canh bán nhưng không thể khớp lệnh được, vì có quá nhiều người bán tống bán tháo”
→ Anh Khoa phạm sai lầm ở chỗ: Mua DVD chỉ vì giá ngày càng giảm thấp (trông có vẻ rẻ hơn các cổ phiếu khác ngành dược).
Cụ thể:
– Đầu năm, giá cổ phiếu DVD là trên 30.000 đồng, nhưng sau đó rớt xuống 15.000 đồng (trong 3 tháng). Anh Khoa thấy đây là cơ hội để bắt đáy cổ phiếu nên đã mua vào 15.000 cổ phiếu DVD.
– Dù bạn bè, nhân viên môi giới đã khuyên anh không nên tham gia mã này bởi hoạt động của công ty bất ổn, lãnh đạo làm giá chứng khoán
– Tuy nhiên, anh cho rằng đây là mức giá thấp kỷ lục của DVD kể từ khi lên sàn, trong khi các cổ phiếu khác ngành dược đang có giá đắt hơn.
– Lý do anh Khoa mua cổ phiếu DVD ở vùng giá dưới 20.000 đồng vì nghĩ rằng vẫn có thể kiếm lời, do: Thanh khoản tăng vọt và giá cổ phiếu biến động lên xuống liên tục.
⇒ Cuối cùng, giá cổ phiếu DVD tiếp tục trượt dài cho đến khi bị hủy niêm yết!
Câu chuyện của anh Khoa chính là lời cảnh tỉnh cho những ai đang có ý định bắt đáy cổ phiếu mà bỏ qua các phân tích những yếu tố cơ bản của cổ phiếu đó!
→ Xem thêm: Kết quả kinh doanh là gì? KQKD tác động thế nào đến giá cổ phiếu?
Kết luận:
Nếu như bạn đầu tư ngắn hạn (lướt sóng), thì có thể áp dụng chiến lược “mua xác chết, và chờ nó hồi sinh”. Nghĩa là cổ phiếu tốt là cổ phiếu bị tin xấu “dìm chết”, nhưng vẫn có tiềm năng phục hồi tăng giá.
Với điều kiện là Ban lãnh đạo phải có tâm, và doanh nghiệp nỗ lực hết mình để khắc phục hậu quả, và được kỳ vọng sẽ phục hồi sau sự cố, thì vẫn nên xem xét đầu tư.
Ví dụ: Hoàng Anh Gia Lai bị “dìm chết” vì giá cao su thế giới liên tục sụt giảm, nhưng Bầu Đức (chủ tịch HAG) là người có tâm, và không bao giờ bán đứng nhà đầu tư bằng cách làm giá cổ phiếu.
Còn nếu đã là cổ phiếu xấu, mà còn gặp phải Ban lãnh đạo tồi, chuyên bán đứng cổ đông, thì bạn tuyệt đối đừng nên động vào!
Tóm lại: Nếu bạn là nhà đầu tư dài hạn, thì không nên chọn những cổ phiếu có giá quá thấp (vài nghìn đồng).
♦ Bài viết tiếp theo: Cổ phiếu nên tránh #2: Công ty kinh doanh quá nhiều ngành nghề!