cach-xem-bieu-do-nen-trong-chung-khoan (3)

Tổng quan về Biểu đồ Nến Nhật trong Đầu tư Chứng khoán

Bài viết trước: Thị trường chứng khoán vận hành như thế nào?

Cách đọc, phân tích biểu đồ nến Nhật có ý nghĩa rất quan trọng trong đầu tư chứng khoán. Giúp nhà đầu tư dự đoán xu hướng thị trường, nắm bắt tâm lý đám đông, gợi ý tín hiệu mua bán hợp lý… Là một công cụ đắc lực giúp bạn đầu tư chứng khoán thành công.

Trong đầu tư có hẳn một trường phái về phân tích kỹ thuật, tức không cần quan tâm đến các yếu tố cơ bản mà chỉ dựa vào lịch sử của giá thông qua biểu đồ nến Nhật để phán đoán xu hướng của thị trường và tâm lý đầu tư.

Và bài viết hôm nay mình sẽ giới thiệu đến bạn tổng quan về biểu đồ nến Nhật – Một thành phần cơ bản, nhưng cực kỳ quan trọng trên biểu đồ kỹ thuật.

Cùng bắt đầu nhé!

Giới thiệu biểu đồ hình nến Nhật Bản

cach-xem-bieu-do-nen-trong-chung-khoan (5)
Biểu đồ nến Nhật Bản

Tất cả các biểu đồ kỹ thuật… thông thường có 2 loại nến:

Nến xanh: Là tươi tốt, tăng trưởng

Nến đỏ: Là máu me, chết chóc.

Lý do là bởi:

Ngày nào xuất hiện nến xanh, thì trong ngày đó ngày đó thị trường tăng giá (giá tăng từ mép dưới lên mép trên của cây nến) Biểu thị sự tăng giá trong ngày.

Ngày nào xuất hiện nến đỏ, thì trong ngày đó thị trường giảm giá (giá giảm từ mép trên xuống mép dưới của cây nến) Biểu thị sự giảm giá trong ngày

Vì sao lại gọi là biểu đồ nến?

Mô hình nến Nhật Bản (CandleStick) được ông Homma – một thương người Nhật, phát minh và sử dụng từ thế kỷ thứ 18.

cach-xem-bieu-do-nen-trong-chung-khoan (2)

Lúc đầu, ông vẽ ra mô hình này để theo dõi giá cả hàng ngày khi kinh doanh lúa gạo

Vây, vì sao lại gọi là biểu đồ hình nến?

cach-xem-bieu-do-nen-trong-chung-khoan (1)

Người ta gọi là biểu đồ hình nến bởi vì nó có hình dạng giống một cây nến (có đầy đủ các bộ phận của một cây nến, gồm thân nến và râu nến)

Ngày nay, nến Nhật Bản được sử dụng phổ biến để biểu thị sự biến động giá của hầu hết các loại hàng hóa, tiền tệ, chứng khoánvới mục đích phân tích tâm lý nhà đầu tư và dự đoán xu hướng giá cả.

Xem thêm: Cách xác định các ngưỡng HỖ TRỢ & KHÁNG CỰ trên biểu đồ chứng khoán

Cấu tạo cơ bản của nến Nhật

cach-xem-bieu-do-nen-trong-chung-khoan (4)
Cấu tạo cơ bản của mô hình nến Nhật Bản

Một cây nến Nhật cơ bản gồm:

1. Thân nến

Biểu thị lực mua-bán mạnh hay yếu, thân nến càng dài thì lực càng mạnh.

Ngoài ra, phần thân nến còn biểu thị giá mở cửađóng cửa của một phiên giao dịch (tương ứng với phần mép trênmép dưới của cây nến)

– Giá mở cửa: Là giá mua-bán ở ngay đầu phiên giao dịch (Đối với chứng khoán Việt Nam, một phiên giao dịch bắt đầu từ 9h00 – 15h00, thì giá mở cửa là giá vào lúc 9h00 sáng)

– Giá đóng cửa: Là giá mua-bán ở ngay cuối phiên giao dịch, hay giá chốt phiên (giá đóng cửa, từ 14h30 – 14h45 chiều)

      *Đối với cây nến xanh (nến tăng): Thì giá mở cửa nằm ở dưới, giá đóng cửa nằm ở trên → để biểu thị sự tăng giá

      *Đối với cây nến đỏ (nến giảm): Thì ngược lại, giá mở cửa nằm ở trên, giá đóng cửa nằm ở dưới → để biểu thị sự giảm giá

nen-nhat (1)
Nến Nhật cơ bản (Nguồn: Payvnn.com)

2. Râu nến, hay còn gọi là “bóng nến

♦ Biểu thị giá cao nhất thấp nhất trong ngày

      + Râu nến phía trên: biểu thị giá cao nhất trong 1 phiên giao dịch (nghĩa là: trong 1 phiên giao dịch, giá đã từng tăng cao nhất đến mức đó.

      + Râu nến phía dưới:  biểu thị giá thấp nhất trong 1 phiên giao dịch, (nghĩa là: trong 1 phiên giao dịch, giá đã từng giảm sâu nhất đến mức đó).

Câu hỏi: Màu xanh hay đỏ trên thân nến có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Màu xanh: Khi giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa (nghĩa là lực mua mạnh đẩy giá tăng lên)

Màu đỏ: Khi giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa (nghĩa là: lực bán mạnh đẩy giá giảm xuống)

*Nến XANH còn được gọi là nến DƯƠNG

*Nến ĐỎ được gọi là nến ÂM

Biểu đồ nến trên thực tế như thế nào?

Bạn có thể click vào link bên dưới để xem ví dụ thực tế về biểu đồ nến của cổ phiếu Hòa Phát (HPG)

Kết luận

Bài viết này giới thiệu về mô hình nến Nhật Bản mang tính chất tổng quan giúp bạn nắm được cấu tạo cơ bản của một cây nến, và nhận biết được ý nghĩa của những thành phần cấu tạo nên cây nến trong hành động của giá (như: thân nến, bóng nến, giá đóng cửa, mở cửa, giá cao nhất, thấp nhất…)

Trong các bài viết tiếp, mình sẽ giới thiệu đến bạn 4 cách xem biểu đồ kỹ thuật ở những dịch vụ miễn phí sau đây:

1. Cafef.vn (chỉ xem được trên máy tính – dữ liệu mới nhất được tự động cập nhật)

2. CoPhieu68.vn (Xem được trên điện thoại và máy tính  – dữ liệu mới nhất được tự động cập nhật

3. Tradingview.com (Xem biểu đồ giá của mọi loại hàng hóa, tiền tệ, chứng khoán…)

4. Biểu đồ chứng khoán VNDirect (xem mọi loại cổ phiếu, chứng khoán Việt Nam mượt mà trên cả điện thoại và máy tính)

♦ Bài viết tiếp theo: Xem biểu đồ chứng khoán online ở đâu tốt nhất?