Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nội dung chính cuối cùng trong Báo cáo tài chính, đó là: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Vậy, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì? Nằm ở đâu trong Báo cáo tài chính? Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh điều gì? Và có ý nghĩa thế nào trong đầu tư chứng khoán? Chúng ta cùng tìm câu trả lời qua bài viết bên dưới nhé!
Phần 5: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Nội dung chính:
Đầu tiên, bạn hãy tải báo cáo mẫu của Vinamilk qua đường link bên dưới để làm đạo cụ trong bài học.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ nằm ở trang 11 đến trang 13 trong Báo cáo tài chính.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì?
Nghe khái niệm “Lưu chuyển tiền tệ” có vẻ khá trừu tượng, nhưng thực ra hiểu một cách đơn giản, bạn cứ hình dung dòng tiền ra-vào doanh nghiệp cũng giống như cái bể nước nhà bạn, có:
– Dòng nước vào (từ nước máy hoặc nước mưa);
– Dòng nước ra (để sử dụng sinh hoạt: tắm rửa, nấu ăn, giặt dũ…)
– Nước còn lại – trữ ở trong bể (để dùng dần);
Dòng tiền trong doanh nghiệp cũng tương tự, gồm có:
1. Dòng tiền vào (Cash Inflows)
2. Dòng tiền ra (Cash Outflows)
3. Số tiền còn lại trong doanh nghiệp (Cash in hand)
Nói một cách khái quát thì: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo thể hiện khả năng điều tiết (quản lý) dòng tiền trong doanh nghiệp.
Giống như người nông dân điều tiết lượng nước ra vào ruộng lúa sao cho phù hợp vậy, cần phải giữ cho mực nước ổn định – không quá đầy, cũng không quá vơi → như vậy lúa mới phát triển tốt được.
Vậy sau đây chúng ta cùng xem cấu trúc chi tiết của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm những gì nhé!
Cấu trúc của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Câu hỏi: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm bao nhiêu hạng mục?
↓ ↓ ↓
Trả lời: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm có 3 hạng mục chính, hay bạn cứ hình dung như có 3 cái bể chứa nước, có dòng nước ra-vào trong mỗi bể như sau:
♦ Bể chứa 1: Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh;
♦ Bể chứa 2: Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính;
♦ Bể chứa 3: Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư.
Câu hỏi: Từng hạng mục nói về vấn đề gì?
↓ ↓ ↓
Trả lời:
Bể chứa 1: Báo cáo lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh:
Tiền vào: Thu được từ khách hàng, do:
- Bán hàng;
- Cung cấp dịch vụ
Tiền ra: Mất đi, do:
- Trả lương nhân viên;
- Mua nguyên liệu;
- Nộp thuế;
- Trả lãi vay.
Bể chứa 2: Báo cáo lưu chuyển từ hoạt động tài chính:
Tiền vào – do:
- Bán tài sản cố định;
- Bán cổ phiếu đầu tư dài hạn;
- Nhận cổ tức;
- Thu hồi nợ cho vay;
- Cho vay lấy lãi.
Tiền ra – mất đi do:
- Mua tài sản cố định;
- Mua cổ phiếu đầu tư dài hạn;
- Mua trái phiếu;
- Đem cho vay.
Bể chứa 3: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư:
Tiền vào – do:
- Vay ngân hàng (ngắn hạn & dài hạn)
- Phát hành cổ phiếu (phát hành thêm);
- Phát hành trái phiếu (để huy động vốn).
Tiền ra – do:
- Trả cổ tức cho cổ đông;
- Mua lại cổ phiếu quỹ;
- Trả lại tiền đã vay;
- Chủ sở hữu rút vốn ra.
Những điều bạn cần chú ý trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Khi đọc Báo cáo lưu chuyển tiền tệ bạn cần tập trung chú ý những điều sau:
Thông thường, Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh → mang số DƯƠNG thì tốt → chứng tỏ doanh nghiệp có “của ăn của để”
Còn Lưu chuyển tiền từ Hoạt động đầu tư hoặc tài chính thì ÂM hay DƯƠNG đều được!
Bài học rút ra
Tóm lại, khi đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bạn cần chú ý 1 điểm quan trọng nhất, đó là:
→ Lưu chuyển tiền thuần từ Hoạt động kinh doanh có mang giá trị DƯƠNG hay không?
Vì nếu mang giá trị DƯƠNG → chứng tỏ hoạt động kinh doanh chính của Công ty đang có lãi.
Còn nếu mang giá trị ÂM liên tục qua các quý (hoặc năm) → chứng tỏ Công ty đang phải bù lỗ → điều này rất nguy hiểm cho giá cổ phiếu.
Tóm gọn những điều bạn cần chú ý “Báo cáo tài chính”
Như vậy, mình đã giới thiệu đến bạn cả 3 nội dung trong Báo cáo tài chính.
Vậy sau khi nghiên cứu Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, bạn cần lưu ý những điều gì?
↓ ↓ ↓
Trả lời:
1. Trong Báo cáo kết quả kinh doanh, bạn cần nắm được:
– Doanh thu thuần năm nay có CAO hơn năm trước hay không?
– Lợi nhuận gộp năm nay có CAO hơn năm trước hay không?
– Lợi nhuận sau thuế năm nay có CAO hơn năm trước hay không?
⇒ Nếu kết quả cùng là CAO HƠN → thì tốt! → doanh nghiệp đang phá triển theo thời gian → giá cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng coa hơn
2. Trong Bảng cân đối kế toán, bạn cần chú ý:
– Nợ phải trả có mang giá trị QUÁ LỚN hay không?
– Tỷ lệ Nợ/Vốn có QUÁ CAO hay không?
⇒ Nếu câu trả lời cuối cùng là VỪA PHẢI và KHÔNG QUÁ CAO, luôn giữ ở mức cân đối thì tốt! → sức khỏe tài chính của doanh nghiệp đang ở tình trạng tốt → giá cổ phiếu có thể đi lên bền vững.
3. Trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bạn cần làm rõ:
– Lưu chuyển tiền thuần từ Hoạt động kinh doanh có mang giá trị DƯƠNG hay không?
⇒ Nếu mang giá trị DƯƠNG thì tốt! → doanh nghiệp đang có “của ăn của để” → tài sản tích lũy tăng dần.
Ok như vậy là mình đã tóm gọn lại những điều bạn cần tập trung chú ý khi đọc báo cáo tài chính, mặc dù Báo cáo tài chính rất dài và nhiều số liệu loằng ngoằng, nhưng với mục đích đầu tư chứng khoán, bạn chỉ cần nắm được những ý trên là đủ.
Hãy nhớ đến quy luật 80/20:
20% công việc quan trọng ⇒ sẽ quyết định 80% thành quả lao động của bạn.
Và trên Blog này, mình chỉ chọn lọc ra những gì là 20% quan trọng, cần thiết nhất trong bộ môn Đầu tư chứng khoán để chia sẻ đến bạn mà thôi.
Ở những bài viết tiếp theo, mình sẽ tiếp tục hướng dẫn bạn tìm hiểu các chỉ số tài chính → nhằm giúp bạn có thể đánh giá doanh nghiệp một cách chuyên sâu và thuận lợi hơn.
Đừng bỏ lỡ nhé!
♦ Bài viết tiếp theo: Tổng quan về Chỉ số tài chính trong Đầu tư chứng khoán